Hoạt động KH&CN Thứ năm, 25/04/2024 , 11:02 am
Cập nhật : 17/06/2016 , 16:06(GMT +7)
Ứng dụng KH&CN sản xuất đậu tương đáp ứng nhu cầu trong nước
Đậu tương là sản phẩm nông nghiệp có thị trường rộng lớn trong và nước (Ảnh: Internet)
Đậu tương được đánh giá là một loại cây nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên thời gian qua diện tích trồng loại cây này đang bị thu dần vì chưa có nhiều giống chất lượng cao. Đây chính là lý do nhóm nghiên cứu Viện Di truyền nông nghiệp do ThS. Nguyễn Văn Mạnh triển khai thực hiện Dự án “Sản xuất thử 02 giống đậu tương DT2008 và ĐT51”.

Tiềm năng sẵn có

Ở Việt Nam, đậu tương là cây trồng truyền thống, có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, được đánh giá là loại cây có giá trị kinh và hiệu quả  tế cao trong chiến lược chiến lược chuyển đổi giống cây trồng, tăng giá trị hàng hóa nông sản. Đậu tương được trồng tại 27/63 tỉnh, thành trong cả nước, nhưng theo Tổng cục Thống kê thì thì sản xuất trong nước mới chỉ đạt 8- 10% nhu cầu tiêu thụ. Không những chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế mà hiện nay còn hiện tượng diện tích trồng đậu tương giảm dần do năng suất thấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu, hiệu quả kinh tế không cao dẫn đến giảm sức cạnh tranh so với mặt hàng nông sản khác.

Chỉ trong vòng 4 năm, từ 2010 – 2013 diện tích trồng đậu tương đã giảm 80 nghìn ha, năng suất đậu tương thấp, không tăng, chỉ dao động 14,3 – 15 tạ/ha. Năng suất đậu tương của Việt Nam chỉ bằng 60% năng suất thế giới.

Trước thực tế, Viện Di truyền nông nghiệp đã nghiên cứu hai giống đậu tương DT2008 do Viện Di truyền nông nghiệp chọn tạo từ nguồn tổ hợp lai vụ xuân 2002, hoa màu tím, hạt vàng, rốn nâu đen, vỏ quả chín có màu vàng, khả năng sinh trưởng tốt,… Bên cạnh đó, Viện cũng đã nghiên cứu kết quả chọn tạo giống đậu tương ĐT51 do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ chọn tạo từ tổ hợp lai vụ xuân năm 2006, hoa màu tím, hạt vàng, rốn nâu, khả năng sinh trưởng tốt.

Từ kết quả khảo sát nghiên cứu hai loại giống này nhóm nghiên cứu đã quyết định chọn DT2008 và ĐT51 để sản xuất thử. Để đưa hai giống này vào sản xuất cần hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống (siêu nguyên chủng, nguyên chủng và xác nhận) và quy trình kỹ thuật thâm canh. Vì vậy, ThS. Nguyễn Văn Mạnh và các cộng sự thuộc Viện Di truyền nông nghiệp đã đã đề xuất Bộ KH&CN triển khai dự án “Sản xuất thử 02 giống đậu tương DT2008 và ĐT51” mã số: KC.06.DA26/11-15.

ThS. Nguyễn Văn Mạnh cho biết, Dự án được triển khai với một số mục đích chính như công nhận chính thức 2 giống đậu tương DT2008 và ĐT51và xây dựng quy trình sản xuất giống đậu tương này. Tiêu chí xây dựng quy trình thâm canh giống đậu tương đạt năng suất 20 tạ/ha, xây dựng 10 mô hình và đào tạo, tập huấn hàng nghìn cán bộ cơ sở, nông dân,…

 

Giống đậu tương tốt đưa vào thâm canh sản xuất sẽ góp phần nâng cao năng suất (Ảnh: Internet)

Hiệu quả kinh tế cao

ThS. Lê Đức Thảo, Viện Di truyền Nông nghiệp, thành viên nhóm nghiên cứu chia sẻ, kết quả đánh giá các dòng G1 ở vụ xuân 2014, Dự án đã chọn được 281 dòng của giống DT2008 và 300 dòng của ĐT51 đạt yêu cầu. Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng quốc gia cho thấy, Dự án đã sản xuất được hạt giống siêu nguyên chủng là 8,1 tấn.

Để sản xuất giống nguyên chủng DT2008 đạt yêu cầu, Viện Di truyền nông nghiệp đã kết hợp với hợp tác xã Đồng Tháp, Đan Phượng, Hà Nội và Công ty TNHH MTV Trung Việt. Kết quả kiểm định đồng ruộng và kiểm nghiệm hạt giống cho thấy Dự án đã sản xuất được khối lượng hạt giống nguyên chủng là 49 tấn. Giống nguyên chủng ĐT21 được sản xuất tại huyện Hưng Hà, Thái Bình vụ đông năm 2014 và huyện Phúc Thọ, Hà Nội năm 2015. Kết quả thu được cũng rất khả quan khi lượng hạt giống nguyên chủng ĐT21 đạt 25 tấn. Như vậy, Dự án đã sản xuất hạt giống nguyên chủng 2 giống với quy mô 40 ha, đạt sản lượng 74 tấn. Bên cạnh đó, Dự án cũng đã sản xuất được hơn 60 tấn giống đậu tương DT2008 xác nhận và giống ĐT51 là gần 30 tấn.

ThS. Nguyễn Văn Mạnh chia sẻ, các giống hạt này đảm bảo chất lượng khi đem ra sản xuất đại trà với giá thấp. Dự án kết thúc sẽ cung cấp 127,3 tấn giống xác nhận với giá chỉ 25.000 đồng/kg, thấp hơn giá thị trường 5000 đồng/kg, tiết kiệm cho nông dân Việt Nam 500 – 600 triệu đồng mỗi năm.

Dự án cũng đã xây dựng 9 mô hình trình diễn với diện tích 70 ha, năng suất đạt 20 – 25 tạ/ha, cao hơn năng suất trung bình 5 – 10 tạ/ha, giá bán 15.000 đồng/kg, làm lợi cho nông dân tham gia mô hình từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng. Các quy trình thâm canh giống đậu tương DT2008 và ĐT51 được phổ biến rộng rãi trong sản xuất, là cơ sở tăng năng suất, mở rộng diện tích.

Bên cạnh đó, nhóm Dự án còn tổ chức các lớp đào tạo cán bộ, tập huấn kỹ thuật cho người nông dân về kỹ thuật sản xuất giống và kỹ thuật thâm canh, giúp nâng cao nhận thức của người dân trong tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nhờ tham gia Dự án hàng trăm nông dân đã biết ứng dụng vào thâm canh sản xuất đậu tương góp phần nâng cao năng suất, mở rộng diện tích, tăng thu nhập cho người nông dân. Thành công của Dự án cũng góp phần mở rộng diện tích trồng đậu tương trong cả nước, giảm lượng đậu tương nhập khẩu từ nước ngoài.

GS.TSKH. Trần Đình Long, Hội Giống cây trồng Việt Nam nhận định, Dự án đã sử dụng các giống đậu tương mới, năng suất cao, chống chịu bệnh tốt sẽ hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ô nhiễm môi trường, giảm chi phí sản xuất, hiệu quả sử dụng đất tăng và tăng thu nhập cho nông dân. Trong thời gian tới, Dự án sẽ nhân rộng kết quả đã đạt được ra các vùng trồng đậu tương ngoài khu vực triển khai mô hình.

Thái Bình

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner