KH&CN địa phương Thứ sáu, 19/04/2024 , 10:31 pm
Cập nhật : 15/09/2022 , 08:09(GMT +7)
Tuyên Quang phát triển khoa học, công nghệ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Khoa học và công nghệ có vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất lao động, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, góp phần phát triển và tăng trưởng kinh tế-xã hội. Xác định rõ điều đó, trong những năm qua, tỉnh Tuyên Quang luôn quan tâm đến nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ.

Tuyên Quang là một tỉnh miền núi có tổng diện tích tự nhiên 586.790 ha, trong đó 540.232 ha là đất nông nghiệp, năm 2021, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 5,67%; GRDP bình quân đầu người đạt 47 triệu đồng/người/năm; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI xếp thứ 29/63 tỉnh, thành phố và xếp thứ 4 trong 14 tỉnh phía Bắc; chỉ số cải cách hành chính PARINDEX xếp thứ 34/63 tỉnh, thành phố; chỉ số hiệu quả hành chính công PAPI xếp thứ 20/63 tỉnh, thành phố… 

Đến tháng 8/2022, tỉnh có 54/122 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 08 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, có 1 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; có 128 sản phẩm được công nhận tiêu chuẩn OCOP; phát triển kinh tế lâm nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng bền vững, tỷ lệ che phủ rừng trên 65%, có trên 35.615 ha rừng được cấp chứng chỉ rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế FSC, hiện Tuyên Quang là tỉnh có diện tích rừng trồng được cấp chứng nhận FSC cao nhất cả nước. Phát triển vùng trồng rừng nguyên liệu giấy với diện tích trên 190.000 ha; vùng cam trên 8.000 ha, vùng chè 8.400 ha, vùng nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ thủy điện hơn 8.000 ha, vùng bưởi 5.000 ha, vùng mía 2.200 ha và trên 50 chuỗi liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ; có 128 sảnphẩmđược công nhận tiêu chuẩn OCOP và là tỉnh đứng thứ 5/14 tỉnh miền núi phía Bắc và đứng thứ 20 trên toàn quốc về số lượng sản phẩm được chứng nhận OCOP.

Trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện 125 đề tài, dự án khoa học và công nghệ. Các đề tài, dự án tập trung vào việc ứng dụng các tiến bộ KH&CN trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng; đặc biệt tập trung thực hiện nhiều đề tài, dự án khoa học nghiên cứu, phát triển về cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh, như cây cam, chè, bưởi, cây nguyên liệu giấy, cá đặc sản, chăn nuôi đại gia súc, trồng cây dược liệu, chế biến nông lâm sản...nhiều sản phẩm của các doanh nghiệp trong tỉnh đã có chỗ đứng trên thị trường trong nước và một phần được xuất khẩu.Việc triển khai tổ chức thực hiện các đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang những năm qua đã mang lại hiệu quả thiết thực, có tính ứng dụng cao vào thực tiễn, khai thác hiệu quả các tiềm năng lợi thế của địa phương, tạo bước đột phá trong tăng trưởng kinh tế, góp phần phát triển kinh tế-xã hội nông thôn, miền núi, xây dựng nông thôn mới, phục vụ phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa hiệu quả, bền vững và phát triển kinh tế du lịch.

Cùng với đó là đã triển khai thực hiện tốt công tác Sở hữu trí tuệ giúp nâng cao giá trị sản phẩm, hàng hóa đặc hữu, thế mạnh của tỉnh. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có trên 200 sản phẩm được cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; trong đó có trên 70 sản phẩm nông sản chủ lực, đặc sản được bảo hộ, có 03 Chỉ dẫn địa lý (Cam sành Hàm Yên, Chè Shan tuyết Na Hang, Bưởi Soi Hà), phấn đấu đến hết năm 2025 tỉnh có ít nhất 05 sản phẩm được cấp chỉ dẫn địa lý (trong đó cấp mới cho sản phẩm Thịt trâu Chiêm Hóa và rượu ngô men lá Na Hang). Việc đẩy mạnh ứng KH,CN&ĐMST trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh đã đóng góp tích cực vào sự tăng tưởng kinh tế, khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế về du lịch, nông nghiệp và thu hút đầu tư; nâng cao năng suất lao động, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu, đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số gắn với phát triển kinh tế du lịch,...

Trong thời gian qua, công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng và đổi mới công nghệ tại tỉnh Tuyên Quang đã được quan tâm, đầu tư phát triển theo hướng thiết thực và hiệu quả. Trên địa bàn tỉnh đã có trên 120 đề tài, dự án KH&CN. Các đề tài, dự án tập trung vào việc ứng dụng các tiến bộ KH&CN trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao giá trị gia tăng; đặc biệt thực hiện nhiều đề tài, dự án khoa học nghiên cứu, phát triển về cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh như: Cây cam, chè, bưởi, cây nguyên liệu giấy, cá đặc sản, chăn nuôi đại gia súc, cây dược liệu, chế biến lâm sản... Đến nay, nhiều sản phẩm của các doanh nghiệp trong tỉnh đã có thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường trong nước và một phần được xuất khẩu.

Từ thực tiễn phát huy vai trò của KH&CN trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Tuyên Quang đã thu hút đầu tư, xây dựng được 2 khu công nghiệp và 6 cụm công nghiệp đang hoạt động hiệu quả; tỉnh cũng đang quy hoạch thành lập mới 6 khu công nghiệp tại các huyện, thành phố với diện tích trên 1.280 ha, tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động tại địa phương.

Các sản phẩm KH&CN của Tuyên Quang được trưng bày tại Hội nghị Giao ban vùng trung du miền núi phía Bắc lần thứ 18

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế đã tạo bước đột phá, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế, khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế về du lịch, nông nghiệp và thu hút đầu tư; nâng cao năng suất lao động, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đồng thời bảo đảm việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc.

Đạt được thành tựu như trên, có sự đóng góp không nhỏ của KH,CN&ĐMST. Trong thời gian qua, thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật và sự chỉ đạo hướng dẫn về KH,CN&ĐMST của Trung ương, của Bộ Khoa học và Công nghệ và UBND tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang đã làm tốt vai trò tham mưu, đề xuất cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực KH,CN&ĐMST tại địa phương. Tham mưu triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện khâu đột phá về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hoá gắn với xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp, tích cực triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng và đổi mới công nghệ đã được mở rộng cả về bề rộng và chiều sâu, đổi mới theo hướng thiết thực và hiệu quả hơn.

Bài, ảnh: PV


 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner