Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ tư, 06/11/2024 , 06:28 am
Cập nhật : 04/06/2014 , 10:06(GMT +7)
Tìm hướng chuyển giao công nghệ
Techmart đang làm tốt vai trò đầu mối giữa hai bên mua và bán CN-TB. Ảnh: T.Ba
Trong những năm qua, TPHCM là một trong những địa phương đi đầu trong việc đổi mới và chuyển giao công nghệ, thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Và nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ và sản phẩm, góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh, Sở KH-CN TPHCM đã triển khai nhiều hoạt động chuyển giao công nghệ đến các tỉnh thành khác.

Chuyển giao cho nông nghiệp

Mới đây, Hội Nông dân TPHCM, Sở KH-CN TPHCM, Sở NN-PTNT TPHCM cùng bắt tay đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân TP giai đoạn 2014-2015 nhằm chuyển giao, ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, bảo quản và chế biến các sản phẩm nông nghiệp TPHCM.

Theo đó, chương trình sẽ chuyển giao và ứng dụng ít nhất 6 công nghệ mới vào các khâu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng khí sinh học, ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất... Ngoài ra, dự án sẽ đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho ít nhất 120 cán bộ kỹ thuật địa phương và khoảng 1.000 nông dân…

Chỉ tính riêng trong năm 2013, Sở KH-CN TPHCM đã tổ chức nghiệm thu 125 đề tài nghiên cứu ở các chương trình KH-CN khác nhau. Một số kết quả nghiên cứu ngay sau khi nghiệm thu được ứng dụng hoặc được chuyển giao ứng dụng đạt khoảng 34%. Đây là con số đáng khích lệ trong bước chuyển động chuyển giao công nghệ cho địa phương, tỉnh thành khác.

Thời gian qua, Sở KH-CN TPHCM cũng đã chuyển giao kết quả nghiên cứu của 24 đề tài cho 16 đơn vị sở, ngành, doanh nghiệp… tại TPHCM và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Đáng nói, trong đợt chuyển giao công nghệ này là kết quả nghiên cứu phục vụ nông nghiệp: Sản xuất thử thịt heo an toàn tại TPHCM cho Phân viện Chăn nuôi Nam bộ; Nghiên cứu chế tạo bộ kít ELISA phát hiện nhanh dư lượng Melamine trong sữa và thức săn chăn nuôi cho Công ty TNHH Thời Đại Xanh; Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất vắc xin dại dùng cho thú y sử dụng dòng tế bào thường trực cho Công ty cổ phần Công nghệ Sinh học An Tâm; Xây dựng mô hình xử lý nước thải kết hợp thu hồi protein phục vụ cho chế biến thủy sản cho Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tỉnh Bạc Liêu…

Thể hiện vai trò của “chợ”

Tại TPHCM, Chợ Công nghệ và thiết bị (Techmart) cũng đã được Trung tâm Thông tin KH-CN (CESTI) tổ chức từ năm 1999. Khi đó chỉ có 16 đơn vị tham gia chào bán 117 công nghệ-thiết bị (CN-TB)… và đây là khởi đầu cho thị trường công nghệ. Năm 2002, CESTI cũng là đơn vị được giao nhiệm vụ triển khai mô hình chợ CN-TB trên Internet (Techmart online) sớm nhất trong cả nước và đến nay rất nhiều kỳ Techmart từ thực tế đến chợ ảo trên mạng được triển khai với quy mô khác nhau từ cấp quốc gia đến khắp các các tỉnh thành…

Chợ Công nghệ và thiết bị đã làm đầu mối chuyển giao trọn gói dây chuyền sản xuất bánh tráng, thiết bị xử lý nước cấp, máy đóng gói cho các công ty như: Công ty TNHH Kỹ thuật Cơ khí Thương mại Dịch vụ Quốc Khánh, Công ty CP Công nghệ Việt Nam Xanh và Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đại Đồng Thành, Công ty Ánh Sáng, tổng giá trị hợp đồng khoảng hơn 5 tỷ đồng. Hay chuyển giao dây chuyền công nghệ chế biến, bảo quản, đóng gói nông sản và nước trái cây đóng hộp tại Vĩnh Long với tổng giá trị dự án ước tính hơn 10 triệu USD…

Theo bà Bùi Thanh Bằng, Giám đốc CESTI, với nhiệm vụ làm cầu nối giữa hai bên mua và bán CN-TB, CESTI thường xuyên tổ chức các hoạt động xúc tiến chuyển giao công nghệ, kết hợp nhiều hoạt động đồng bộ nhằm tăng hiệu quả trong việc thúc đẩy mở rộng thị trường công nghệ, quảng bá sản phẩm nghiên cứu; tăng kết nối và khả năng ký kết hợp đồng chuyển giao.

Đến nay, ngày càng thấy rõ vai trò của Techmart thường xuyên (TechMart Daily), đã trưng bày, giới thiệu, chào bán hơn 100 CN-TB của nhiều đơn vị. Trong năm 2013 và đến nay đã có hàng trăm yêu cầu cung cấp thông tin, mua bán, chuyển giao CN-TB đã được các doanh nghiệp, cá nhân đặt hàng.

Riêng Chợ TechMart online, hiện có hơn 4.000 CN-TB của các viện, trường, các nhà khoa học giới thiệu chào bán đã góp phần không nhỏ trong việc đưa các sản phẩm KH-CN đến với thị trường… minh chứng cho những hiệu quả bước đầu của mô hình này.

Qua đây cũng thấy hoạt động kết nối chuyển giao CN-TB có những bước khởi sắc đáng ghi nhận nhưng từ thực tế cũng thấy rõ thị trường công nghệ nước ta chủ yếu vẫn là tìm kiếm mua bán máy móc thiết bị, chưa nhiều các giao dịch có hàm lượng công nghệ cao như mua bán công nghệ, bản quyền sáng chế.

Chính vì thế tiếp tục nâng cao chất lượng Techmart là nhiệm vụ trong thời gian đến của CESTI. Còn tỷ lệ ứng dụng đạt 34% sau khi kết quả nghiên cứu được nghiệm thu, được hỗ trợ ứng dụng hoặc được chuyển giao… cũng tiếp tục cho thấy cần có những chiến lược mới trong chuyển giao công nghệ, nhất là với công nghệ gắn liền với sản xuất kinh doanh, dễ ứng dụng và khi đã ứng dụng cho thấy kết quả tốt ngay sau đó sẽ là chìa khóa mở rộng hơn cánh cửa chuyển giao công nghệ.

Nguồn tin: Sài gòn giải phóng

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner