KH&CN địa phương Thứ bảy, 27/04/2024 , 12:21 am
Cập nhật : 23/08/2019 , 09:08(GMT +7)
Tiền Giang: Ứng dụng KH&CN phát triển cây sả ổn định và bền vững
Trồng Sả mang lại nguồn thu nhập mới cho bà con nông dân (Ảnh: TG)
Để hướng đến phát triển cây sả ổn định, bền vững, Tiền Giang cần một số điều kiện, đó là cần tăng cường hồ trợ, chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho nông dân, phát triển kênh tiêu thụ sản phẩm từ sả. Cùng với đó là nghiên cứu ứng dụng công nghệ hiện đại phục vụ sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm từ sả, tận dụng các nguồn nguyên liệu phế phẩm để nâng cao hiệu quả sử dụng và tính kinh tế của cây sả.

Chuyển đổi giống cây trồng ứng phó xâm nhập mặn

Theo đánh giá của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, Việt Nam nằm trong danh sách 5 nước đứng đầu thế giới dễ bị tổn thương và chịu ảnh hưởng nặng nề nhất đối với biến đổi khí hậu, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được đánh giá là một trong 3 đồng bằng trên thế giới dễ bị chịu tổn thương nhất với thiên tai, lũ lụt, nước mặn xâm nhập,…chính vì vậy việc ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) trong sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

Trong thời gian qua, Tiền Giang phát triển với tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, tạo chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Đến năm 2029, phấn đấu xây dựng Tiền Giang trở thành một trong những tỉnh đi đầu về phát triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL. Tiền Giang cũng đặt ra mục tiêu phát triển nông lâm ngư nghiệp và kinh tế nông thôn là một trong những mục tiêu quan trọng. Đó là tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng xác định sản phẩm chủ lực có lợi thế để tập trung đầu tư về KH&CN, cơ sở hạ tầng kỹ thuật để tạo đột phá sức cạnh tranh, nâng cao giá trị và giá trị gia tăng, phát triển bền vững.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp còn hướng tới mục tiêu nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho nông dân, góp phần thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Giá trị tăng thêm trong giai đoạn 2011 – 2015 tăng bình quân khoảng 5,7% năm và 4% năm trong giai đoạn 2016 – 2020.

Trong bối cảnh xâm nhập mặn được dự báo sẽ còn tiếp diễn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vựa lúa ĐBSCL thì giải pháp chuyển đổi cây trồng trên đất lúa đang được Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như các địa phương đang bị ảnh hưởng triển khai rộng rãi. Tại tỉnh Tiền Giang, nắng hạn ngày càng gay gắt đã làm cho nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt ở khu vực phía Đông cạn kiệt, xu hướng mặn tiếp tục lấn sâu về phía Tây của tỉnh. Vùng sản xuất nông nghiệp ở các huyện phía Tây của Tiền Giang đang đứng trước nguy cơ bị mặn xâm nhập và gây hại cao, đặc biệt là vùng trọng điểm trồng cây ăn quả, loại cây trồng rất mẫn cảm với nước mặn.

Ngoài ra, trong vùng còn có hàng nghìn ha trồng rau màu vốn chịu mặn rất kém. Không những thế, khu vực phía Tây không có hệ thống thủy lợi ngăn mặn toàn vùng mới chỉ là những ô bao chống lũ cho từng khu vực, nhiều nơi hệ thống thủy lợi chưa được khép kín. Năm 2016, toàn tỉnh Tiền Giang có hơn 1000 ha lúa giảm năng suất từ 70% đến mất trắng, khoảng 7000 ha giảm năng suất từ 20 – 30% năng suất và hàng trăm ha cây ăn quả đã giảm năng suất từ 30 – 70%. Cùng thời điểm này, UBND tỉnh Tiền Giang đã công bố cấp độ rủi ro thiên tai xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh thuộc cấp độ 1.

Do đó, chủ trương đa dạng giống cây trồng có khả năng chịu hạn, mặn tốt đang được các địa phương chú trọng nghiên cứu. Ví dụ điển hình là việc người dân ở cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang đã chuyển đổi thành công việc trồng cây sả thay cho cây lúa do đất nhiềm mặn quá cao, mở ra hướng đi mới cho người dân vùng cù lao sông Tiền. Đến nay, nhiều hộ dân trồng lúa đang đẩy mạnh chuyển đổi sang trồng sả. Chính quyền địa phương cũng đang tích cực vận động nhân dân chuyển đổi sang trồng sả đối với diện tích trồng lúa kém hiệu quả, xa nguồn nước.

Tại tỉnh Tiền Giang, diện tích trồng sả lớn nhất ở huyện Tân Phú Đông. Toàn huyện có tổng diện tích sản xuất nông nghiệp là 6.319ha, trong đó đất trồng lúa là 1.683ha. Đây là vùng đất nhiễm phèn mặn, thiếu nước ngọt sản xuất nên năng suất lúa đạt bình quân dưới 4,5 tấn/ha/vụ. Do đó, trong những năm qua, huyện đã chỉ đạo chuyển đổi từ sản xuất lúa sang trồng cây ngắn ngày ít sử dụng nước như sả, bắp, ớt,..Hiện nay, toàn huyện có hơn 800ha trồng sả có năng suất từ 15-20 tấn/ha/vụ, lợi nhuận bình quân đem lại 75 triệu/ha/năm (gấp 5 sản xuất lúa), diện tích trồng sả các năm đều có xu hướng tăng.

Từ định hướng phát triển của tỉnh Tiền Giang, huyện Tân Phú Đông phấn đấu đưa giá trị sản xuất khu vực ngành nông nghiệp tăng trưởng khoảng 4,5%/năm trong giai đoạn 2016 – 2020. Riêng đối với cây sả cũng đưa ra một số định hướng và giải pháp giúp cây sả phát triển bền vững.

Hiện nay, toàn bộ diện tích trồng sả tại huyện Tân Phú Đông chủ yếu thu mua lấy củ, toàn bộ lượng lá sả bị vứt bỏ, gây nên sự lãng phí lớn. Tuy đã có 2 doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn đang tận dụng lá sả để sản xuất tinh dầu. Tuy nhiên, theo khảo sát và phân tích của nhóm triển khai dự án thì hiện tại các cơ sở sản xuất tinh dầu đều sử dụng thiết bị thô sơ, công nghệ cũ, sử dụng củi đun vừa tiêu tốn năng lượng, vừa ô nhiễm môi trường. Phương pháp chưng cất tinh dầu truyền thống với thời gian chưng cất kéo dài trên 3 giờ/mẻ, lượng tinh dầu thu được thấp, tỉ lệ hao hụt rất cao, hàm lượng tinh dầu thu được thấp - 60% (dấu trừ nghĩa là âm 60% hay dưới 60% bà?) là dưới 60% đó bà do nguyên liệu bị hòa tan vào nước nhiều trong quá trình chưng cất, chất lượng tinh dầu không ổn định,…do vậy hiệu quả kinh tế chưa cao.

Ngoài ra, khi tiến hành khảo sát các cơ sở sản xuất tinh dầu ở huyện thì nguồn phế phụ phẩm bã sả thải ra trong quá trình sản xuất tinh dầu sả là rất lớn, ước tính 1ha sả sau khi thu hoạch chế biến tinh dầu thì còn tồn dư khoảng 100 – 150 tấn bã thải, chưa kể đến tồn dư thực vật còn sót lại sau quá trình trồng, sơ chế. Lượng phế thải này phần lớn là những hợp chất hữu cơ giàu carbon và các nguyên tố khoáng đa vi lượng. Đây là nguồn nguyên liệu có giá trị lý tưởng cho sản xuất chế phẩm hữu cơ sinh học chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên hiện nay việc xử lý bã thải tinh chế tinh dầu tại tỉnh Tiền Giang và vùng ĐBSCL còn bỏ ngỏ.

Thu hoạch sả tại Tiền Giang (Ảnh: M.Thành)

Chuyển giao khoa học – kỹ thuật hỗ trợ nông dân

Thời gian qua một trong những mũi nhọn công nghệ sinh học mà Chính phủ và Bộ KH&CN tập trung đẩy mạnh ứng dụng thì công nghệ vi sinh và công nghệ sinh học thực vật được đánh giá là 2 lĩnh vực đơn giản, dễ đầu tư, dễ tiếp cận nhưng cho hiệu quả kinh tế rất – xã hội rất cao. Trong số những công nghệ vi sinh đang được quan tâm thì công nghệ ứng dụng vi sinh vật để xử lý rác thải nông nghiệp thực sự là một ngành được nhiều nhà khoa học dành nhiều thời gian, công sức nghiên cứu nhằm đưa vào ứng dụng. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ sinh học và công nghệ vi sinh, việc sử dụng các loại vi sinh vật có khả năng phân hủy nhanh các tàn dư thực vật để làm phân bón, đất sạch được nghiên cứu nhiều.

Để hướng đến phát triển cây sả ổn định, bền vững thì cần một số điều kiện, đó là cần tăng cường hỗ trợ, chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho nông dân, phát triển kênh tiêu thụ sản phẩm từ sả. Cần nghiên cứu ứng dụng công nghệ hiện đại phục vụ sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm từ sả, tận dụng các nguồn nguyên liệu phế phẩm để nâng cao hiệu quả sử dụng và tính kinh tế của cây sả.

Trung tâm kỹ thuật và công nghệ sinh học Tiền Giang đã phối hợp với một số trường đại học và doanh nghiệp đề xuất và được Bộ KH&CN phê duyệt triển khai dự án “Ứng dụng quy trình công nghệ chiết xuất tinh dầu và sản xuất cơ chất trồng nấm, giá thể đất sạch từ phế phẩm cây sả nhằm nâng cao giá trị gia tăng và  phát triển bền vững vùng trồng sả tại tỉnh Tiền Giang” giao TS. Lê Quang Khôi – Trung tâm Kỹ thuật và Sinh học An Giang làm Chủ nhiệm.

TS. Lê Quang Khôi cho biết, trong dự án này sẽ chuyển giao công nghệ xử lý bã sả theo 2 hướng đó là tận dụng bã sả làm cơ chất trồng nấm và hướng tận dụng bã sả sau chiết xuất tinh dầu bã sả sau trồng nấm làm phân hữu cơ, đất sạch.

Dự án là một hướng mở cho việc mở rộng sản xuất ở những quy mô lớn hơn và ở những khu vực gặp mặn khác tiến tới thành lập vùng chuyên canh cây sả ở những khu vực thiếu nước, đất ngập mặn, đất phèn, đất xấu. Dự án cũng đã tạo việc làm cho một số lượng lớn lao động trong và ngoài tỉnh, đồng thời qua việc tham gia vào hoạt động dự án họ được trang bị những kiến thức cơ bản đến nâng cao trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.

Bài: Thái Bình

 

 

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner