Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ bảy, 21/12/2024 , 10:37 pm
Cập nhật : 16/12/2024 , 09:12(GMT +7)
Thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ năng lượng phục vụ phát triển bền vững
Ngày 12/12/2024 tại Lâm Đồng, Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước phối hợp với Ban chủ nhiệm Chương trình “Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ năng lượng”, mã số KC.05/21-30 tổ chức Hội thảo khoa học “Thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng năng lượng phục vụ phát triển bền vững”.

Hội thảo được tổ chức với mục tiêu lan tỏa thông tin về Chương trình tới các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý tại Lâm Đồng nói riêng và Tây Nguyên nói chung, đồng thời thảo luận các vấn đề chuyên môn sâu gắn với nghiên cứu, ứng dụng công nghệ năng lượng phục vụ phát triển bền vững và lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý để tìm kiếm những đặt hàng cho Chương trình. 

 
Toàn cảnh Hội thảo.
Chương trình khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng” mã số KC.05/21-30 được Bộ trưởng Bộ KH&CN ban hành ngày 08/7/2022 với các mục tiêu: Ứng dụng và làm chủ các công nghệ, thiết bị tiên tiến trong thăm dò, khai thác, sản xuất và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng sơ cấp, năng lượng sạch, năng lượng sinh học, năng lượng tái tạo, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, đáp ứng chiến lược và định hướng phát triển năng lượng quốc gia; Phát triển công nghệ, thiết bị tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, độ an toàn, tin cậy trong sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; Tiếp thu, ứng dụng, phát triển công nghệ lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu và công nghệ bức xạ, đồng vị phóng xạ trong các ngành, lĩnh vực.
 
Ông Ngô Sỹ Quốc, Phó Giám đốc Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước phát biểu tại Hội thảo.
Báo cáo tại Hội thảo, đại diện Ban chủ nhiệm cho biết, sau khi Chương trình được phê duyệt, Ban Chủ nhiệm đã chủ động và tích cực triển khai các hoạt động quảng bá, giới thiệu Chương trình đến các nhà khoa học và doanh nghiệp, đồng thời làm việc với các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp tại Hà Nội và các địa phương để tìm kiếm các đề xuất, đặt hàng sát với nhu cầu thực tiễn. Qua hai đợt kêu gọi đề xuất từ phía Bộ KH&CN, Chương trình đã thu được hơn 50 đề xuất nhiệm vụ từ các nhà khoa học, tổ chức KH&CN. 
Với sự tham gia của hơn 100 chuyên gia, nhà khoa học và doanh nghiệp, các đại biểu đã chia sẻ thông tin và thảo luận về các vấn đề như: định hướng một số nghiên cứu công nghệ, an toàn điện hạt nhân và xây dựng năng lực trong giai đoạn hiện nay; lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu tại Đà Lạt, một số kỹ thuật xạ trị hiện đại, những sai số và biện pháp khắc phục; đánh giá và so sánh các mô hình dự báo công suất phát điện mặt trời trong hiện tại và xu hướng tương lai; năng lực sản xuất đồng vị và dược chất phóng xạ trên lò phản ứng nghiên cứu Đà Lạt. 
Hội thảo không chỉ là diễn đàn kết nối các chuyên gia và lan tỏa Chương trình mà còn là bước đi quan trọng nhằm khai thác tối đa tiềm năng KH&CN trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt ở khu vực Tây Nguyên. Những định hướng, đề xuất từ Hội thảo sẽ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các nghiên cứu ứng dụng, tạo ra các sản phẩm khoa học thiết thực, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, phát triển kinh tế xanh và nâng cao năng lực công nghệ năng lượng của quốc gia. 
 
Các đại biểu chụp ảnh tại Hội thảo.
 
Tin, ảnh: Diệu Huyền

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner