Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ bảy, 02/11/2024 , 12:24 am
Cập nhật : 03/12/2020 , 15:12(GMT +7)
Thời điểm thuận lợi để ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong doanh nghiệp
Các diễn giả trong phần tọa đàm, thảo luận, chia sẻ thông tin.
Tại hội thảo "Ứng dụng AI trong doanh nghiệp để thích nghi, phục hồi và bứt phá" diễn ra trong khuôn khổ ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2020 (AI4VN) chiều 27/11, nhiều chuyên gia nhận định, tiềm năng AI ở Việt Nam là khổng lồ, AI ở Việt Nam đang ở giai đoạn triển khai, lại không tốn quá nhiều chi phí vào nghiên cứu và phát triển, chính vì vậy đây là thời điểm thuận lợi để ứng dụng AI ở Việt Nam.

Nhiều cơ hội phát triển

Hội thảo tập trung phân tích cơ hội và thách thức của doanh nghiệp trong thời đại chuyển đổi số, trong đó công nghệ AI đã và đang thâm nhập vào hoạt động sản xuất kinh doanh; tìm ra các giải pháp, chiến lược để hợp tác giữa doanh nghiệp và công ty công nghệ để cùng nhau bứt phá.

Trước đó, ngày 18/8 tại trụ sở Bộ KH&CN đã diễn ra tọa đàm: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo, chủ đề "Phục hồi hoạt động của doanh nghiệp trong bối cảnh COVID-19". Tọa đàm được tổ chức dưới hình thức trực tuyến nhằm kịp thời chia sẻ, tháo gỡ khó khăn giúp doanh nghiệp đưa ra những chiến lược từng bước ứng dụng AI vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tại sự kiện, thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy cho biết đây là sự kiện mở đầu nằm trong chuỗi sự kiện AI4VN được tổ chức thường niên, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy ngành trí tuệ nhân tạo (AI) Việt Nam. Việc tổ chức sự kiện trong bối cảnh Covid-19 nhằm kịp thời cung cấp thông tin để doanh nghiệp ổn định sản xuất, phục hồi chuỗi đứt gãy trong cung cấp hàng hóa, từ đó đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động. "Sự kiện hướng tới thúc đẩy các nền tảng hệ thống trực tuyến, chuyển đổi số đang ngày càng ứng dụng rộng rãi trong xu thế của cuộc cách mạng 4.0", Thứ trưởng Bùi Thế Duy Duy nói.

Được biết, Tại Việt Nam từ năm 2014, Al được đưa vào danh mục công nghệ cao ưu tiên đầu tư phát triển. Chính phủ xác định đây là một trong các công nghệ đột phá, mũi nhọn của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, cần tổ chức triển khai nghiên cứu nhưng chưa có những nội dung cụ thể thúc đẩy phát triển.

Tháng 10/2018, Bộ KH&CN ban hành kế hoạch triển khai "Nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo đến năm 2025" nhằm liên kết các bên phát triển, nghiên cứu, triển khai và ứng dụng công nghệ Al, thúc đẩy công nghệ phát triển ở các lĩnh vực trọng điểm, có thế mạnh.

Ông Phạm Nguyễn Ngọc Tuấn, Giám đốc khối Công nghệ thông tin Tân Hiệp phát tại hội thảo. 

Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Nguyễn Ngọc Tuấn, Giám đốc khối công nghệ thông tin Tập đoàn Tân Hiệp Phát nói, Covid-19 dù ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế, các doanh nghiệp nhưng cũng chứa nhiều cơ hội phát triển. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong chuyển đổi số là một trong những thách thức và cơ hội của doanh nghiệp.

Tại Tân Hiệp Phát, phương châm chuyển đổi số của tập đoàn ông là "công nghệ là nền tảng, con người là trọng tâm, trải nghiệm khách hàng là mục tiêu". Chính vì vậy, doanh nghiệp này đã sử dụng AI để giải các bài toán về sự xung đột thông tin và dữ liệu, tạo sự thuận tiện cho người dùng thông qua các đối tác chiến lược và các công nghệ nền tảng từ SAP, Amazon, Deloitte, các công nghệ xử lý dữ liệu.

Ngoài ra, họ còn có các ứng dụng giúp cho việc tự động và cắt bớt các quy trình trùng lắp trong tổ chức, tăng mức độ kiểm soát thông qua công nghệ đang tạo ra một sự đột phá cho việc chuyển đổi số tại doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nhận thức rõ, dù là nền tảng công nghệ gì, vấn đề con người vẫn có vai trò quyết định. Thực tế, Tân Hiệp Phát đã đầu tư lớn vào con người với rất nhiều chương trình đào tạo, tái cấu trúc với mục tiêu có được một sự phối hợp giữa các thành viên trong nội tại từng phòng ban cũng như ngoài phòng ban. Mỗi một phòng ban sẽ được xem như một mô hình trung tâm dịch vụ, nơi mà việc tạo giá trị cho khách hàng luôn là một ưu tiên hàng đầu.

Doanh nghiệp cần ngồi lại với nhau, cùng tháo gỡ các vướng mắc

Chi sẻ về cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp trong việc phát triển các ứng dụng xử lý tiếng nói cho doanh nghiệp, ông Đỗ Văn Hải, chuyên gia tại Trung tâm Không gian mạng, Tập đoàn Viettel phân tích Công nghệ cho biết, công nghệ này đã giúp Viettel xử lý được khối lượng công việc khổng lồ một cách chính xác, hiệu quả.

 

Ông Đỗ Văn Hải, chuyên gia tại Trung tâm Không gian mạng, Tập đoàn Viettel. 


Mỗi ngày, Viettel có gần 500.000 cuộc gọi đến tổng đài chăm sóc khách hàng. Trước đây doanh nghiệp phải dùng hàng nghìn người để giám sát các cuộc gọi này nhưng không thể triệt để, không kiểm soát được tất cả cuộc gọi, việc đánh giá cũng thiếu khách quan. Hiện nay, bằng việc đưa cuộc gọi sang văn bản, sử dụng một số keyword có thể phân tích được cuộc gọi, từ đó đánh giá được chất lượng chăm sóc khách hàng của tổng đài viên, ghi nhận những phản ánh từ khách hàng.

Tuy nhiên, tại hội thảo, các đại biểu đều thống nhất quan điểm, AI không phải là chìa khoá vạn năng để tháo gỡ mọi vấn đề. AI cần được nhìn nhận ở một góc hẹp lại, từ những dữ liệu và chiến lược mà doanh nghiệp đang có. Trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp cũng cần tìm đúng đối tác. Để  áp dụng AI trong doanh nghiệp, người lãnh đạo cần chấp nhận sự đổi mới, áp dụng công nghệ mới. Doanh nghiệp cần ngồi lại với nhau, cùng tháo gỡ các vướng mắc, giải quyết các vấn đề. Các đại biểu đều cho rằng, đây là thời điểm thuận lợi để ứng dụng AI, khó khăn có nhưng không quá lớn. Tiềm năng AI ở Việt Nam là khổng lồ, có thể nhảy vọt. AI ở Việt Nam đang ở giai đoạn triển khai, lại không tốn quá nhiều chi phí vào nghiên cứu và phát triển (R&D). Chưa kể, Việt Nam có sự hỗ trợ lớn từ Chính phủ và khối tư nhân.

Bên cạnh đó, lãnh đạo doanh nghiệp cũng là yếu tố quan trọng để quyết định ứng dụng AI hay không. Họ không cần phải biết hết công nghệ nhưng cần có tư duy đổi mới, có được một cấp dưới đáng tin cậy, có óc phân tích, tổng hợp để ra quyết định đúng đắn. Hiện nay công nghệ thay đổi liên tục, để áp dụng, lãnh đạo doanh nghiệp cần có được một người tư vấn (cấp dưới, trợ lý) tin cậy, có tầm nhìn và óc phân tích, tổng hợp để giúp họ đưa ra quyết định đúng.

Ngoài ra, các ý kiến tại hội thảo cũng cho rằng, AI đang có những tác động tích cực đến đời sống, xã hội và kinh doanh. AI tại Việt Nam đang ở giai đoạn triển khai, có nhiều cơ hội và tiềm năng lớn. AI không phải là cái gì quá xa vời mà cần được nhìn nhận ở một góc hẹp lại, có thể từ những dữ liệu và chiến lược mà doanh nghiệp đang có. Việc ứng dụng công nghệ mới nói chung, AI nói riêng không chỉ tạo ra các giá trị dịch vụ, giá trị sản phẩm đến với khách hàng mà các doanh nghiệp hãy làm AI để giải quyết vấn đề giữa con người với con người.

Bài, ảnh: Minh Châu

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner