KH&CN địa phương Thứ tư, 24/04/2024 , 06:09 pm
Cập nhật : 12/01/2015 , 21:01(GMT +7)
Tháo gỡ khó khăn để phát triển KH&CN vùng núi phía Bắc
Các tỉnh miền núi phía Bắc đưa khoa học vào thực tiễn
Được xác định là có nhiều tiềm năng để phát triển, nhưng Tây Bắc hiện vẫn là vùng đất nghèo của cả nước, thu hút đầu tư còn hạn chế. Rất cần những cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư và đánh thức tiềm năng vùng đất này.

Triển khai nhiều đề tài

Miền núi phía Bắc là vùng rộng lớn, khó khăn nhưng rất tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp, lợi thế phát triển cây công nghiệp dài ngày, tạo ra những sản phẩm đặc sản của vùng.

Trong giai đoạn 2012 - 2014, các tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc đã triển khai được gần 900 nhiệm vụ KH&CN. Số lượng các kết quả nghiên cứu, tiến bộ kỹ thuật được áp dụng và nhân rộng tăng lên rõ rệt trung bình từ 50 -70 % tổng số kết quả nghiên cứu ứng dụng. Tuy nhiên vẫn có nhiều khó khăn, bất cập, đó là việc phân bổ kinh phí sự nghiệp khoa học còn dàn trải, chưa có nhiều nhiệm vụ khoa học mang tính liên tỉnh, liên vùng; việc thu hút nguồn lực từ xã hội trong đó có các doanh nghiệp cho hoạt động nghiên cứu khoa học chưa được đẩy manh; chưa có nhiều sản phẩm công nghệ thế mạnh mang tính chế biến sâu…

Ông Phùng Xuân Nhạ - Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: Chương trình KH&CN phát triển Tây Bắc bền vững tập trung vào 4 nhóm: nhóm thứ nhất là hệ thống dữ liệu thong tin tích hợp và tiện ích sử dụng. nhóm thứ 2 là xây dựng mô hình sinh kế và giải quyết các vấn đề về quốc phòng an ninh, 65% chương trình tập trung vào chuyển giao KH&CN vì vùng này rất nhiều tiềm năng thì yếu tố KH&CN tập trung khai thác tiềm năng về cây con, du lịch là quan trọng của tây bắc, thứ tư là vấn đề nhân lực trong đó là nhân lực về lãnh đạo quản lý và lao động nghề.

Nhiều chính sách hỗ trợ

Nhìn nhận hiệu quả hoạt động KH&CN tại vùng trung du và miền núi phía Bắc, nhiều ý kiến cho rằng, việc thiếu các nguồn lực từ xã hội cũng như hạn chế về nguồn nhân lực đang là cản trở không nhỏ.

Ông Lê Xuân Lam – GĐ Sở KH&CN Hà Giang: Khó khăn lớn nhất của các tỉnh miền núi là có nhiều tỉnh nghèo, nên nguồn lực đầu tư cho KH&CN còn hạn chế, chủ yếu là trông chờ nguồn lực từ trung ương. Kết quả đạt được chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Nhận thức của đồng bào về vai trò của KH&CN còn hạn chế. Bản thân anh em làm quản lý khoa học chưa phát huy tốt vai trò của mình trong việc chuyển giao KH&CN vào đời sống.

Theo ông Trần Văn Tùng – Thứ trưởng Bộ KH&CN cho biết: chúng ta đã nỗ lực chuyển giao các kêt quả nghiên cứu nhưng chưa giúp được nhiều lắm cho phát triển KT-XH. Vùng rất còn nhiều trở ngại cho phát triển KT-XH. Khó khăn về địa hình, tình hình thực tiễn, thu nhập của người dân…hiện nay chúng ta phải đẩy mạnh hơn nữa để phát triển KH&CN 1 cách bền vững hơn nữa trong thời gian tới.

Bên cạnh đó,chúng ta cần phải thay đổi cách tiếp cận vấn đề, các nhà khoa học, đầu tư của nhà nước, tiền của KH&CN là rất hạn chế. Các nhà khoa học làm sao xây dựng được mô hình khẳng định được quy trình nuôi con gì, trồng cây gì có thể ra được sản phẩm tốt. Nhưng phải làm sao tiếp cận được thị trường, có đầu ra thị trường trong nước và nước ngoài. Việc chúng ta phải có thay đổi về tư tuy và cách tiếp cận từ đầu ra, yêu cầu của thị trường mới phát triển sản phẩm 1 cách bền vững….

Trong những năm qua, Bộ KH&CN đã phối hợp với nhiều Bộ, ngành thực hiện chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 1998 - 2002”; chương trình "Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2004 - 2010” và đang thực hiện chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2010 - 2015”. Những chương trình này đã mang lại nhiều kết quả, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nông thôn miền núi, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa miền núi và miền xuôi, giữa thành thị và nông thôn.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng hoạt động KH&CN phục vụ phát triển kinh tế xã hội tại các vùng trung du và miền núi phía Bắc còn nhiều khó khăn. Thời gian tới, để góp phần khai thác tiềm năng tốt hơn thế mạnh, rất cần có định hướng và giải pháp cụ thể trong việc phát huy tiềm lực  KH&CN của từng địa phương  và của cả vùng.

Bài và ảnh: Đăng Minh


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner