Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ ba, 05/11/2024 , 05:49 pm
Cập nhật : 25/08/2015 , 21:08(GMT +7)
Tăng cường hội nhập hoạt động KH&CN của Việt Nam với ASEAN
Toàn cảnh buổi nghiệm thu đánh giá đề tài KX.06.03/11-15
Ngày 24/8, tại Hà Nội, Ban chủ nhiệm chương trình KX.06/11-15 tổ chức họp Hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp Nhà nước đề tài “Nghiên cứu cơ chế và giải pháp tăng cường hội nhập hoạt động khoa học và công nghệ của Việt Nam với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Đề tài mang mã số KX.06.03/11-15, thuộc chương trình “Nghiên cứu và phát triển hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ”. Đề tài do Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ (KH&CN) chủ trì, TS. Bạch Tân Sinh làm chủ nhiệm đề tài.
 
TS. Bạch Tân Sinh cho biết, ở Việt Nam, hội nhập toàn diện của Việt Nam với thế giới bên ngoài đã được Chính phủ khẳng định, trong đó hội nhập quốc tế (HNQT)về KH&CN sẽ đóng vai trò quan trọng giúp Việt Nam có thể sử dụng được lợi thế của mình để phát triển, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Việt Nam đã sớm nhận thức được cơ hội của HNQT trong việc tiếp cận nhanh tới những tiến bộ KH&CN của thế giới và tạo điều kiện cho chuyển giao và mua bán công nghệ qua đó phát triển năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, rút ngắn khoảng cách về trình độ KH&CN với các nước trong khu vực và quốc tế. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ hợp tác với hơn 70 nước và tổ chức quốc tế, ký kết và thực hiện hơn 80 hiệp định hợp tác cấp chính phủ và cấp bộ, là thành viên không chính thức của gần 100 tổ chức quốc tế và khu vực về KH&CN.
 
Để có được những định hướng chiến lược về hội nhập KH&CN với các nước Đông Nam Á, Việt Nam cần có những hiểu biết về hệ thống tổ chức và phương thức vận hành, hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới của cộng đồng ASEAN nói chung và các nước thành viên nói riêng. Trong quá trình HNQT về KH&CN Việt Nam đã cho thấy một số khó khăn trở ngại về năng lực hạn chế của nhân lực KH&CN; các tổ chức nghiên cứu, trường đại học chưa đủ năng lực và điều kiện tham gia hoạt động HNQT về KH&CN; phần lớn các hoạt động HNQT về KH&CN được thực hiện trong khuôn khổ các hiệp định, thỏa thuận trong đó Việt Nam thường đóng vai trò bên nhận, bên được hỗ trợ; việc thực thi chưa hiệu quả các quy định về sở hữu trí tuệ; các hoạt động chuyển giao công nghệ còn yếu…
 
Đến nay, hầu như Việt Nam chưa có nghiên cứu về hội nhập KH&CN với các nước trong khu vực. Đề án HNQT về KH&CN đến năm 2020 do Bộ KH&CN soạn thảo đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 735/QĐ-TTg ngày 18/5/2011. Theo Đề án, một trong những nhiệm vụ cần làm ngay là “tạo điều kiện để cán bộ KH&CN tham gia các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ quốc tế, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc,APEC, ASEM, ASEAN, các hiệp hội chuyên ngành khu vực và quốc tế”. Đề tài cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hình thành cơ chế và biện pháp nhằm tăng cường khả năng hội nhập về KH&CN của Việt Nam với ASEAN.
 
Với mục tiêu đó, đề tài đã nghiên cứu tổng quan từ các tư liệu đã có bao gồm tổng quan kinh nghiệm phát triển KH&CN của các nước thành viên ASEAN trong bối cảnh hội nhập quốc tế về KH&CN; điều tra khảo sát tình hình hội nhập của một số tổ chức nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp ở 3 vùng Bắc, Trung, Nam; tổ chức các buổi hội thảo khoa học, tham vấn vùng ở Hà Nội, Đà Nẵng và Tp.HCM.
 
Nhóm đề tài cũng cho rằng, với những trở ngại trong việc HNQT về KH&CN. Qua quá trình nghiên cứu, Nhóm đề tài đã đưa ra các nhóm biện pháp như: phát triển nhân lực KH&CN thông qua xây dựng kế hoạch, hỗ trợ các nhà khoa học làm việc và thực tập có thời hạn ở một số tổ chức nghiên cứu quốc tế, phát triển nhân lực cho nghiên cứu và triển khai, chuyển giao và thương mại hóa công nghệ, chia sẻ thông tin và tri thức. Nhóm biện pháp chuyển giao và thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu KH&CN, thông qua các hình thức tổ chức gắn kết các bên lien quan trong chuỗi sản xuất - tiêu thụ sản phẩm thông qua các Trung tâm xuất sắc đối với một số sản phẩm ưu tiên quốc qia; hoàn thiện các định chế trung gian của thị trường công nghệ; tái cấu trúc hệ thống khoa học, giáo dục và sản xuất tương thích với mô hình hoạt động của các nước ASEAN.
 
Từ những kết quả đạt được, đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu cấp quốc gia đánh giá đạt loại Khá, các sản phẩm của đề tài đã đáp ứng được như đăng ký, có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn. Đề tài đã phân tích được tình hình hoạt động, hội nhập KH&CN của các nước ASEAN và Việt Nam, đưa ra được hai nhóm giải pháp để HNQT về KH&CN. Tuy nhiên Hội đồng cũng cho rằng, Nhóm đề tài cần tập trung hơn vào việc phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế và giải pháp của các nước trong ASEAN và Việt Nam, cung cấp thêm những số liệu mới được cập nhật hiện nay.
 
Tin, ảnh: Bùi Hiếu

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner