Tiềm lực KH&CN Thứ bảy, 20/04/2024 , 10:37 am
Cập nhật : 16/09/2015 , 14:09(GMT +7)
Sớm hạ giá thành sản chip sản xuất tại Việt Nam
Ông Lê Hoài Quốc, Trưởng ban quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM ký kết hợp tác với Nhật Bản
Chiều 15/9, Khu Công nghệ cao TP.HCM (SHTP) đã tổ chức buổi Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Tổ hợp nghiên cứu phát triển công nghệ xưởng cực tiểu (Minimal Fab) của Nhật Bản dưới sự chứng kiến của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Tất Thành Cang.

Theo đó, xưởng cực tiểu sản xuất vi mạch bán dẫn sử dụng công nghệ của Nhật Bản sẽ được Khu Công nghệ cao TP.HCM đưa về lắp ráp và sử dụng trong thời gian tới.

Ông Yasuyuki Harada, Chủ tịch Ban quản lý Hiệp hội Phát triển xưởng cực tiểu cho biết, xưởng cực tiểu là dây chuyền sản xuất sử dụng phiến bán dẫn (Wafer) có đường kính chỉ bằng 1 nửa inch (tức khoảng 12,5 mi-li-met - PV). Khác với các nhà máy sản xuất vi mạch lớn, xưởng cực tiểu có quy mô kích thước khá nhỏ. Đồng thời, do vận dụng Công nghệ làm sạch cục bộ, xưởng cực tiểu cũng không cần đến Phòng sạch. Do đó, hoạt động chế tạo vi mạch bán dẫn thậm chí có thể thực hiện ngay trong  một văn phòng.

Chính vì điều này, “số tiền đầu tư cho một xưởng cực tiểu chỉ tương đương 1/1.000 một nhà máy sản xuất vi mạch thông thường. Đây chính là một công nghệ mới lần đầu tiên trên thế giới giúp cho những doanh nghiệp nhỏ có thể trực tiếp tham gia vào sản xuất công nghiệp công nghệ cao”, ông Harada chia sẻ.

Với việc ký kết hợp tác này, đối tác Nhật Bản sẽ tiếp nhận đào tạo 2 nghiên cứu viên của Trung tâm Nghiên cứu triển khai, Khu Công nghệ cao TPHCM trong vòng 1-2 năm tại Nhật Bản. Theo đó, Việt Nam sẽ là nước đầu tiên được chuyển giao công nghệ Minimal Fab và sẵn sàng sản xuất chip nhờ có sẵn nguồn nhân lực đã qua đào tạo.

Theo ông Ngô Đức Hoàng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch TP.HCM (ICDREC), xu hướng phát triển của ngành công nghiệp vi mạch thế giới hiện nay là thu nhỏ dần kích thước của con chip và tăng kích thước wafer (vật liệu dùng chế tạo chip).

Muốn làm được điều này, đòi hỏi phải có sự đầu tư rất lớn về kinh phí. Theo ước tính, một nhà máy sản xuất vi mạch hiện nay có vốn đầu tư không dưới 4 – 5 tỷ USD. Đây là số tiền mà không phải quốc gia nào cũng có thể đáp ứng được. Do đó, Minimal Fab chính là “lời giải” cho các nước mới bắt đầu bước chân vào ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn như Việt Nam.

Với những Xưởng Cực tiểu này, bài toán giá thành cho những loại chip đặc thù, sản xuất với số lượng ít sẽ được giải quyết triệt để. Cùng với đó, do có quy mô nhỏ, nên dễ dàng hơn trong việc triển khai nghiên cứu những công nghệ, sản xuất những lại chip khác nhau.

Tin và ảnh: Minh Châu


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner