Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ năm, 07/11/2024 , 02:29 am
Cập nhật : 25/10/2012 , 15:10(GMT +7)
Sớm đưa kết quả nghiên cứu vào thực tế
Toàn cảnh buổi nghiệm thu sáng 24/10 tại Hà Nội (ảnh: Hoàng Anh)
Có thể khẳng định tình hình hạn hán ở nước ta ngày càng gay gắt về cường độ và mở rộng phạm vi, đặc biệt là những tỉnh vùng núi cao. Đó là chính là lý do khiến TS. Lê Thị Thu Hiền – Viện Vật lý, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu, đánh giá tình trạng hạn hán, thiếu nước và đề xuất giải pháp bảo đảm nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắc Nông.

Trong 2 năm từ 12/2009 đến 5/2012, nhóm các nhà khoa học đã dùng 2 nhóm phương pháp nghiên cứu là phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại. Các phương nghiên cứu kỹ thuật chủ yếu được nhóm các nhà khoa học sử dụng trong quá trình nghiên cứu, bao gồm phương pháp kế thừa và thống kê – toán lý; Phương pháp tích hợp thông tin viễn thám, bản đồ và hệ thống thông tin địa lý; phương pháp điều tra, khảo sát ngoài thực địa; phương pháp mô hình toán – tính toán nhu cầu nước; phương pháp phỏng vấn và phương pháp chuyên gia; phương pháp phân tích hóa, lý trong phòng thí nghiệm; phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng và phương pháp so sánh với các tiêu chuẩn môi trường.

Sau 2 năm nghiên cứu, đề tài đã thu được một số kết quả ấn tượng. Đề tài đã đánh giá được hiện trạng hạn hán trong vòng 30 năm qua ở tỉnh Đắc Nông (từ năm 1980 – 2010). Kết quả cho thấy, tại địa phương này trong 30 năm qua có 20 đợt hạn nặng. Đợt hạn kéo dài nhất là 144 ngày và ngắn nhất là 36 ngày.
Bên cạnh đó, đề tài cũng chỉ ra chỉ số thiếu hụt mưa của các trạm thủy văn ở Đắc Nông trong mùa khô cho thấy độ thiếu hụt mưa tuyệt đối tập trung trong các tháng chính đông- tháng 12, tháng 1. Nghiên cứu đặc điểm dòng chảy theo mùa trong 30 năm qua cho thấy, khả năng cấp nước mặt gặp hạn nặng vào năm 1993 và năm 1998…,

Qua đó, nhóm các nhà nghiên cứu đề xuất giải pháp trữ nguồn nước bằng hồ chứa vừa và nhỏ. Dựa vào sự tồn tại của nước với đất trong các thành phần tạo địa chất khác nhau, dựa vào sự hình thành trữ lượng khai thác nước dưới đất và có khả năng phục hồi trữ lượng khai thác. Giải pháp tiếp theo mà đề tài muốn đề xuất là giải pháp bổ sung nước mưa vào tầng nước ngầm và giải pháp cuối cùng là chuyển đổi cơ cấu và thời vụ cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết và đất đai. Việc đánh giá hạng đất đai và đánh giá khả năng cung cấp nước tưới theo thời gian là cơ sở khoa học để xây dựng các kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thời vụ.
Đề tài vừa được nghiệm thu sáng ngày 24/10 tại Hà Nội và được hội đồng khoa học đánh giá khá cao. Trong thời gian tới, đề tài sẽ hoàn thiện các công đoạn tiếp theo để sớm đưa kết quả vào sử dụng trong thực tế.

Hoàng Anh


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner