Sở hữu trí tuệ Thứ sáu, 26/04/2024 , 12:20 am
Cập nhật : 25/04/2019 , 11:04(GMT +7)
Sinh viên chưng cất thứ bỏ đi thành tinh dầu cho phụ nữ, trẻ em
Huỳnh Minh Phước (thứ 2 từ phải sang) và các thành viên nhóm với bộ sản phẩm tinh dầu thiên nhiên. Ả
Nhóm sinh viên trường CĐ Công thương TP.HCM đã khai thác công dụng giảm đau từ lá tràm – một vật liệu mà nhiều nơi người dân bỏ đi, để phối hợp với gừng tạo ra loại tinh dầu thiên nhiên.

 

Huỳnh Minh Phước (thứ 2 từ phải sang) và các thành viên nhóm với bộ sản phẩm tinh dầu thiên nhiên. Ảnh: Hà Thế An.

Huỳnh Minh Phước, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, cây tràm hiện đa số người dân trồng và sử dụng phần thân. Song, lá tràm nhiều vùng tại miền Tây Nam Bộ bị bỏ đi.

 
Chính lý do đó đã khiến Phước và các thành viên nhóm tạo ra một quy trình điều chế tinh dầu tràm từ lá của loài thực vật này phối trộn với gừng để tạo ra một hỗn hợp tinh dầu dạng xịt.
 
Để tạo ra tinh dầu này nhóm đã sử dụng phương pháp “chưng cất lôi cuốn hơi nước” để li trích tinh dầu. Theo đó, tỉ lệ tinh dầu dùng để phối trộn là 60% tinh dầu nguyên chất (gồm tinh dầu gừng, tràm gió), 40% dầu nền ô liu nguyên chất kết hợp với Menthol được chiết xuất từ tinh dầu bạc hà.
 
Sản phẩm cuối cùng của nhóm là tinh dầu dạng xịt và miếng dán giảm đau. Hai sản phẩm này có thể ứng dụng vào chữa trị những cơn đau nhức do vận động, chơi thể thao hoặc những chấn thương từ lao động, xua đuổi côn trùng… Sản phẩm có đặc tính nhẹ dịu và được chiết xuất từ thiên nhiên nên rất thích hợp dùng cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai
 
“Hiện nay trên thị trường các sản phẩm về tinh dầu rất nhiều và đa dạng nhưng đối với sản phẩm từ tinh dầu thiên nhiên được phối trộn nhiều thành phần ở dạng xịt hầu như chưa có”- Phước chia sẻ.
 
Sản phẩm của nhóm hiện đang điều chế ở mức độ thủ công, trong phòng thí nghiệm. Theo Võ Nhựt Duy, thành viên nhóm, phương pháp “chưng cất lôi cuốn hơi nước” nếu thực hiện ở quy mô công nghiệp thì giá sản phẩm thành phẩm rẻ hơn những sản phẩm cùng loại trên thị trường.
 
“Lợi thế khác mà nhóm có được là sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe con người. Tại các sự kiện về khoa học, nhóm đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ các đại biểu, một số người dùng thử sản phẩm và đánh giá cao”- Duy tự hào nói.
 
Với những tín hiệu tích cực như vậy, nhưng các thành viên nhóm mong muốn cải tiến sản phẩm tốt hơn nữa trước khi ra thị trường. Theo Huỳnh Minh Phước, sản phẩm hiện tại có thể cho trải nghiệm tốt với người sử dụng nhưng khi bôi lên bề mặt da, tinh dầu bay hơi khá nhanh. Vì thế nhóm muốn phối trộn thêm một loại tinh dầu khác nữa nhằm lưu giữ các loại dược chất lâu hơn trên da, giúp tăng khả năng chữa trị cho con người.
 
“Nhóm sẽ tiến hành nghiên cứu và tìm ra tỉ lệ phối trộn thích hợp cho vấn đề này. Việc làm này đồng thời cũng tạo ra mùi hương dễ chịu hơn cho sản phẩm”- Phước chia sẻ.
 
Mô phỏng quy trình chưng cất lôi cuốn hơi nước để trích ly tinh dầu tràm của nhóm. Ảnh: Hà Thế An.
 
Hiện nay, sản phẩm của nhóm đã được đóng gói và gắn nhãn mác với tên thương hiệu là Organpas. Tuy nhiên, Phước và các đồng sự vẫn chưa thành lập doanh nghiệp để thương mại hóa sản phẩm. Lý do được các thành viên nhóm đưa ra là sản phẩm chưa được kiểm nghiệm và chứng nhận y tế từ các đơn vị có thẩm quyền.
 
“Nhóm mong muốn tham gia một chương trình ươm tạo để được hỗ trợ cơ sở pháp lý, phòng thí nghiệm để sản phẩm sớm được đưa ra thị trường”- Phước cho biết.
 
Với tính hiệu quả, thiết thực đem lại, sản phẩm này đã đạt giải nhất cuộc thi Sản phẩm sáng tạo cấp khoa của trường CĐ Công thương TP.HCM; Huy chương bạc cuộc thi "Thiết kế, chế tạo, ứng dụng lần 6" do Thành đoàn TP.HCM tổ chức năm 2018.
Nguồn tin: Khám phá

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner