Chính sách KH&CN Thứ sáu, 29/03/2024 , 03:01 am
Cập nhật : 04/04/2014 , 13:04(GMT +7)
Sáng tạo và R&D tạo nên sự thành công của Huawei
Các nhân viên của Huawei trong một trung tâm R&D
Huawei, hãng cung cấp các giải pháp ICT hàng đầu thế giới, vừa tiết lộ kế hoạch sẽ đầu tư 150 triệu USD vào cuối năm nay để xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) mới tại Bang

Con đường nghiên cứu và phát triển độc lập

Hiện nay, trong 50 nhà khai thác viễn thông hàng đầu thế giới thì có tới 45 nhà khai thác là khách hàng của Huawei. Nhưng khởi thủy, công ty này cũng như hàng nghìn doanh nghiệp nhỏ mới khởi nghiệp khác phải đối mặt với khó khăn là thiếu vốn và nhân viên ít. Lúc đó, Huawei chủ yếu làm đại lý cho Công ty Hồng Niên - Hồng Kông, chịu trách nhiệm sản xuất bộ chuyển mạch PBX đồng thời lắp đặt, bảo trì và cung cấp các dịch vụ khác. Nhờ phản ứng nhanh, dịch vụ tốt và khả năng chịu được áp lực cao của nhân viên, hãng đã dần dần tích lũy được một lượng khách hàng, cũng như tích lũy được kinh nghiệm và số vốn nhất định.

Năm 1991, Huawei đã bắt đầu bán bộ chuyển mạch PBX do chính mình nghiên cứu, sản xuất; khách hàng chủ yếu là khách sạn và các doanh nghiệp nhỏ.

Năm 1992, do thị trường Trung Quốc bắt đầu có nhu cầu rất lớn về điện thoại nên doanh thu của Huawei trong năm cũng rất khả quan, đạt 150 triệu NDT. Công ty có hơn 100 nhân viên, bắt đầu mở rộng phát triển bộ chuyển mạch tự động với quy mô lớn tại thị trường nông thôn. Năm 1993, doanh thu đạt 410 triệu NDT và đây được coi đòn bẩy trong việc phát triển bộ chuyển mạch C&C08 vào năm 2000.

Là một doanh nghiệp tư nhân bắt đầu khởi nghiệp với số vốn chỉ có 20.000 NDT mà không có bất kỳ sự hỗ trợ từ chính phủ để cạnh tranh với các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc và các công ty phương Tây, song rất may mắn Huawei đã khởi nghiệp, kinh doanh và phát triển trong đặc khu kinh tế cải cách và mở cửa của Trung Quốc là Thẩm Quyến. Khác với chiến lược kinh tế của Trung Quốc lúc bấy giờ, cho dù là doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân trong Đặc khu Kinh tế Trung Quốc - Thẩm Quyến đều được tự do cạnh tranh.

Thứ hai, Huawei đã nắm bắt cơ hội từ không đến có của thị trường viễn thông Trung Quốc. Tỷ lệ phổ cập điện thoại năm 1990 là 3% (10 triệu người) và tỷ lệ phổ cập điện thoại năm nay có thể tính gần bằng 100%. Trong vòng 20 năm qua, trung bình mỗi năm Trung Quốc có thêm ít nhất 50 triệu người sử dụng dịch vụ viễn thông. Đối với Huawei, giải pháp sáng tạo chính là chìa khóa thành công cho một công ty vừa mới đi vào hoạt động, hơn nữa sau này chiến lược của Huawei là lấy khách hàng làm trung tâm của sự sáng tạo. Ngày nay, khách hàng là trung tâm của sự sáng tạo đã trở thành quan điểm cốt lõi của Huawei.

Khách hàng là trung tâm của sự sáng tạo

Huawei tin rằng sự sáng tạo bắt đầu bằng việc đáp ứng nhu cầu khách hàng và kết thúc bằng thành công của khách hàng. Triết lý của công ty này là “bất kỳ công nghệ, sản phẩm tiên tiến và giải pháp nào đi chăng nữa, chỉ có mang lại thành công cho khách hàng thì mới tạo ra giá trị sản xuất. Thành công của khách hàng chính là đánh giá cuối cùng về công nghệ, sản phẩm, giải pháp và tối ưu hóa quy trình - đây cũng chính là nguyên tắc chủ đạo của tất cả sáng tạo”. Đội ngũ nhân viên của Huawei định kỳ tiến hành phân tích những thách thức và khó khăn mà các nhà khai thác mạng gặp phải trong quá trình kinh doanh trên các phương diện như: tăng trưởng/lợi nhuận, dung lượng Internet, kiểm soát chi phí và năng lực cốt lõi, từ đó phát triển mở rộng các sản phẩm và dịch vụ của công ty để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Từ năm 1997, Huawei đã nhờ IBM thực hiện cải cách trong IPD (Phát triển sản phẩm tích hợp) để mở rộng phát triển sản phẩm ở các khu vực khác, tiến hành đánh giá từ quan điểm kinh doanh chứ không phải từ quan điểm kỹ thuật, đảm bảo sản phẩm sáng tạo và các giải pháp phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Rất nhiều sản phẩm và giải pháp sáng tạo của Huawei được tiếp tục sản xuất trong 28 trung tâm sáng tạo liên hợp trên toàn thế giới. Kỹ sư nghiên cứu, phát triển cùng với nhóm nghiên cứu và phát triển khách hàng hợp tác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đối mặt với các thách thức, cùng nhau hình thành, phát triển những giải pháp này.

Đối mặt với thời đại của thông tin trong tương lai, nhóm nghiên cứu và phát triển của Huawei chịu trách nhiệm lập một mục tiêu chiến lược rõ ràng cho công ty nhằm xây dựng lợi thế công nghệ, xác định sản phẩm và giải pháp sáng tạo. Là công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực ICT, sau SingleRan và Giga, Huawei cũng là nhà tiên phong trong lĩnh vực công nghiệp phát triển mạng phần mềm (SDN) trong việc kinh doanh sử dụng kỹ thuật Softcommobile của nhà khai thác mạng đầu cuối trong việc kinh doanh kiến trúc kỹ thuật Softcommobile, lấy tư duy đám mây và công nghệ để cải thiện mạng lưới viễn thông, vượt qua cả hệ thống mạng vượt ngoài mạng Internet, mở rộng dịch vụ IT, xây dựng hệ thống sinh thái mở, cải thiện hiệu suất sử dụng mạng và giảm chi phí.

Thông qua sáng tạo liên tục, Huawei đã giúp khách hàng giảm chi phí vận hành tổng thể, nâng cao khả năng cạnh tranh và giá trị. Ví dụ: Softmobile, xây dựng một mạng lưới MBB (băng thông rộng di động) hợp tác rộng trên Thái Bình Dương và căn cứ theo yêu cầu để sản xuất,đã giúp các nhà khai thác điện thoại di động có cơ hội kinh doanh mới, mở đường cho sự thành công của MBB.

Trong cuốn sách "Thiết lập kết nối" của chuyên gia tư vấn nổi tiếng David Wolf có viết: "Huawei ở Thâm Quyến đã tôi luyện ra một gen sáng tạo theo phong cách Trung Quốc, một loại sáng tạo khác biệt với sáng tạo lấy công nghệ làm trung tâm như của phương Tây, đó là lấy khách hàng làm trung tâm của sự sáng tạo, không phải là sự sáng tạo theo kiểu Trung Quốc bắt chước trong con mắt giới truyền thông phương Tây”. Còn Gordon Orr và Eric Roth của Công ty McKinsey trong một bài báo cáo có tiêu đề “Các quan chức điều hành cấp cao phải làm thế nào để hiểu được sự sáng tạo của Trung Quốc” (tháng 2/2012), đã chỉ ra rằng từ trước đến nay phương Tây luôn hiểu sai về sự sáng tạo của Trung Quốc. Bản chất về sự sáng tạo của người Trung Quốc không nằm trong mức độ đột phá thông thường, mà nó nằm tại phương diện hoạch trù việc thương mại hóa các bước đột phá đang có. Nói cách khác, phương Tây cho rằng sự sáng tạo phải là một bước vượt bậc lớn, còn sự sáng tạo của Trung Quốc được thực hiện dần dần qua thông qua một loạt các bước gia tăng.

Tiếp tục đầu tư sáng tạo và R&D

Tính đến tháng 12/2012, Huawei có khoảng hơn 150.000 nhân viên, trong đó 44% (khoảng 70.000 người) là nhân viên R&D. Huawei đã thành lập 16 trung tâm nghiên cứu và phát triển trên toàn thế giới, 28 trung tâm sáng tạo liên hợp. Hàng năm, Huawei đầu tư hơn 13% doanh thu bán hàng vào nghiên cứu và phát triển, riêng năm 2012 Huawei đầu tư 4,75 tỉ USD vào R&D, còn tổng vốn đầu tư cho R&D trong giai đoạn 2000-2012 đạt hơn 19,08 tỉ USD. Huawei đã rất thành công trong hoạt động R&D, thể hiện ở sự kết hợp hữu cơ giữa cuộc đua sáng tạo trong nội bộ và cuộc đua sáng tạo bên ngoài.

Trong hoạt động kinh doanh ở trên 140 quốc gia, Huawei đều dựa trên nhu cầu của khách hàng để thực hiện bản địa hóa hoạt động kinh doanh, trong đó có cả hoạt động R&D. Công ty này tin rằng sự thành công phụ thuộc vào đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao và chiến lược bản địa hóa. Nhân viên bản địa có thể sử dụng công nghệ kỹ thuật của Huawei để áp dụng một cách chính xác với thị trường địa phương. Điều đó sẽ giúp công ty có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng, đồng thời đưa ra được giải pháp phù hợp nhất, giúp khách hàng thành công.

Huawei sử dụng tối đa nguồn nhân lực địa phương để xây dựng mạng lưới trung tâm R&D mang tính toàn cầu hóa, đồng thời còn nhằm vào những đặc điểm giữa mỗi vùng khác nhau và nhu cầu của các nhà khai thác để cung cấp các giải pháp mang tính địa phương hóa. Chẳng hạn, Huawei đã thành lập trung tâm thiết kế ĐTDĐ tại Anh, xây dựng trung tâm R&D trong lĩnh vực sóng vi-ba tại Milan. Còn ở Ấn Độ, do nguồn nhân lực về phần mềm tại đây phong phú nên Huawei đã tích cực tận dụng và xây dựng trung tâm R&D lớn nhất của công ty tại nước ngoài… Tại cường quốc về phần mềm này, Huawei có 6.000 nhân viên, trong đó 2.500 nhân viên đang hoạt động trong lĩnh vực R&D.

Huawei đã thiết lập quan hệ hợp tác đối tác chiến lược với rất nhiều nhà cung cấp mạng và cùng nhau chia sẻ nguồn tài nguyên cũng như kết quả về R&D, cùng triển khai các dự án nghiên cứu và phát triển liên hợp, có quan hệ mật thiết với bộ phận nghiên cứu và phát triển khách hàng của nhà khai thác nhằm hiểu rõ hơn nhu cầu của họ và nhu cầu khách hàng của họ. Từ đó, Huawei và khách hàng đã xây dựng được 28 trung tâm sáng tạo liên hợp.

Sáng tạo liên hợp cần có sự tập hợp các chuyên gia kỹ thuật từ những trung tâm sáng tạo khác nhau trên thế giới của Huawei và sự hợp tác của khách hàng. Thách thức của một khách hàng có thể phải cần đến chuyên gia về mạng thế hệ mới (NGN) của Huawei tại Canada, chuyên gia về thiết kế thiết bị không dây tại Thụy Điển, chuyên gia kỹ thuật sóng vi-ba tại Ý và nhóm phát triển phần mềm từ Ấn Độ, để cùng nhau hợp tác làm việc, chế tạo ra giải pháp kỹ thuật đồng thời đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về công nghệ, sản xuất và kinh doanh.

Một ví dụ thành công về sự sáng tạo là Huawei đã tiên phong trong việc đề xuất khái niệm Single Ran, hỗ trợ trạm thiết bị dữ liệu nền 2G/3G/LTE, tiết kiệm được 2/3 diện tích bao phủ và 1/2 hao tổn công suất cho nhà khai thác, đồng thời hỗ trợ phát triển linh hoạt, bảo vệ tối đa đầu tư của nhà khai thác. Sau khi sự sáng tạo lớn này được đề xuất, nó đã nhanh chóng được khách hàng công nhận và dẫn đầu xu hướng phát triển của trạm gốc.
Ngoài việc cung cấp giải pháp tốt hơn cho khách hàng, loại môi trường sáng tạo liên hợp này có lợi trong việc tạo ra các quan hệ đối tác hợp tác dài hạn của những khách hàng chiến lược, làm cho sự tin cậy và kinh nghiệm giữa hai bên sẽ được hình thành và phát triển, chứ không chỉ là mối quan hệ mua-bán phi truyền thống.

Một số Trung tâm R&D tiêu biểu của Huawei trên toàn cầu:
- Trung tâm R&D tại Stockholm và Gothenburg, Thụy Điển: Tập trung vào thiết bị không dây và thiết bị đầu cuối.
- Trung tâm R&D tại Bonn, Đức: Mạng All-IP, mạng lõi và công nghiệp phần mềm
- Trung tâm R&D tại Paris, Pháp: Tiêu chuẩn truyền thông và GSM-R
- Trung tâm R&D tại Milan, Ý: Sóng Vi-ba
- Trung tâm R&D tại Moscow, Nga: Thuật toán truyền thông không dây và công nghiệp phần mềm
- Trung tâm R&D tại Bangalore, Ấn Độ: Phần mềm
- Trung tâm R&D tại Dallas,Mỹ: Công nghệ ASIC và Thuật toán truyền thông không dây
- Trung tâm R&D tại Ottawa, Canada: Mạng cáp, mạng không dây, mạng quang học, và mạng IP

 

Nguồn tin: ICTnews

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner