Sở hữu trí tuệ Thứ sáu, 26/04/2024 , 03:39 am
Cập nhật : 24/04/2015 , 00:04(GMT +7)
Sáng chế thành công máy gặt đập liên hợp thu hoạch lúa
Hình ảnh máy gặt đập liên hiệp (ảnh: Kĩ sư Phạm Hoàng Thắng )
Xuất phát từ thực tế sản xuất lúa gạo hiện nay ở nước ta cùng những trăn trở nâng cao chất lượng hạt gạo và tiết kiệm nhân lực. Ông Phạm Hoằng Thắng ở Cần Thơ đã sáng chế thành công máy gặt đập liên hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao và có giá thành chỉ bằng một nửa so với các loại máy có công suất tương tự nhập khẩu từ nước ngoài.

Trăn trở cùng nông dân

Cơ giới hóa nông nghiệp đã không còn mới mẻ, việc đưa máy sạ hàng, máy gặt đập liên hợp,… vào đồng ruộng đã được các nước trên thế giới áp dụng từ lâu. Tuy nhiên, ở nước ta, điều này vẫn còn khá mới mẻ vì phần lớn các máy móc vận hành tốt ở nước ngoài nhưng lại không thể cho hiệu quả như mong muốn trên cánh đồng Việt, dẫn đến cơ giới hóa nông nghiệp vẫn còn chậm phát triển mặc dù đây là yếu tố quan trọng để hiện đại hóa nền nông nghiệp.

Đây được coi là một trong những khâu quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp. Các chuyên gia xác định, đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp là yêu cầu cấp bách, đặc biệt trong quá trình hội nhập nhanh chóng hiện nay. Tuy nhiên, tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay quá trình này đang diễn ra khá chậm chạp. Đây là những thách thức không nhỏ đối với nền nông nghiệp ở khu vực này.

Xuất phát từ trăn trở lao động nông thôn càng ngày càng khan hiếm, vào mùa vụ lúa thường chín hàng loạt, không gặt kịp nên hao hụt nhiều, chất lượng hạt gạo không đảm bảo, ông Thắng đã ấp ủ, thai nghén ý tưởng làm nên một sản phẩm giúp cho người nông dân thay thế được công lao động, giảm được chi phí hao hụt, nâng cao năng suất. Sau 4 năm miệt mài nghiên cứu với bao công sức đầu tư, Ông Phạm Hoàng Thắng đã cho ra đời chiếc máy gặt đập liên hợp thu hoạch lúa.

Đây là chiếc máy gặt đập liên hợp, dễ sử dụng, có thể cắt được ruộng lúa nghiêng ngả, ít bị ngập lún, tỷ lệ hạt hư hỏng sau khi thu hoạch thấp hơn và hạt lúa sạch. Chiếc máy được sử dụng đơn giản, giá thành bằng một nửa so với các loại máy có công suất tương tự nhập khẩu từ nước ngoài.

Ông Phạm Hoàng Thắng cho biết: máy có kết cấu gọn nhẹ, hoạt động tốt trên đồng ruộng, sìn lầy, gặt được lúa ngã đổ, ít bị hao hụt hơn 2% so với máy nhập ngoại, hạt lúa thu hoạch sạch đẹp đến 95%, hộp số dầu, biến tốc vô cấp, di chuyển linh hoạt đạt năng suất cao, đặc biệt máy làm việc ổn định.

Sáng chế mang lại hiệu quả lớn

Với kinh nghiệm hơn 20 năm gắn bó với ngành cơ khí nông nghiệp Kỹ sự Phạm Hoàng Thắng đã không ngừng tìm tòi nghiên cứu chế tạo ra nhiều sản phẩm công nghệ cao khác nhau như: máy gặt đập lúa, máy gieo hạt thẳng hàng…giúp bà con ứng dụng được cơ giới hóa vào đồng ruộng để tăng năng suất sản xuất nông nghiệp. Sản phẩm của ông chỉ được ứng dụng rộng rãi ở ĐBSCL, nhiều tỉnh thành trong cả nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước như Camphuchia, Lào, Malaisia, Ấn Độ, Philippin,….

Chiếc máy gặt đập lúa là sản phẩm sáng tạo của ông đang được bà con nông dân lựa chọn ứng dụng. Ông Phạm Hoàng Thắng cho biết: Máy được thiết kế, cải tiến với nhiều ưu điểm như sàng đập được chia theo hướng dọc trục, sàng đập chính và sàng đập rũ, các răng đập chính được bố trí riêng một góc để tạo thêm sức gió đẩy bông lúa về phía cuối buồng đập giúp cho công đoạn đập rũ bông lúa triệt để hơn. Những sáng tạo, cải tiến trên không chỉ giúp cho cải tiến của máy gọn nhẹ, hiệu suất sàn lọc ổn định, giảm thiểu được thất thoát trong thu hoạch lúa mà còn giúp máy thích hợp được với nhiều loại đồng ruộng có địa hình khác nhau. Với công nghệ đặc biệt, máy gặt lúa của kĩ sư Phạm Hoàng Thắng chỉ có giá thành bằng 1 nửa so với các thiết bị nhập khẩu của ngoại trên thị trường rất phù hợp với điều kiện kinh tế của người nông dân hiện nay.

Anh Lê Văn Bình (Cần Thơ) cho biết: Cái máy này hiện nay đem lại rất nhiều ích lợi cho nông dân. Nó góp phần giảm chi phí giá thành sản xuất, ít hao hụt nhất là giá của nó rẻ bằng một nửa giá nhập ngoại.

Ông Phạm Hoàng Thắng cho biết thêm: Sử dụng máy gặt đập liên hiệp góp phần tăng thu nhập cho người lao động nông thôn bình quân là 500 nghìn/ ngày. Nếu một người gặt được 0,1ha/ngày, thì sử dụng máy gặt đập liên hiệp sẽ cho năng suất là 5ha/ngày. Hiện tại ông đã cho ra thị trường hơn 100 máy gặp đập liên hiệp được nông dân tin dùng góp phần đẩy nhanh tiến trình cơ giới hóa nông nghiệp, nông thôn.

Với những tính năng vượt trội, máy gặt đập lúa của ông Phạm Hoàng Thắng nhận giải nhất cuộc thi sáng chế năm 2013. Ngoài ra ông cũng vinh dự nhận nhiều giải thưởng cao quý khác như: bông lúa vàng, cúp sen vàng.

Sáng chế máy gặt đập của Kĩ sư Phạm Hoàng Thắng không chỉ mở ra hướng ứng dụng công nghệ thu hoạch lúa với chi phí thấp và hiệu quả ở ĐBSCL mà còn có thể ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh đồng bằng bắc bộ và miền trung nước ta, cải tiến tập quán canh tác, đưa cơ giới hóa vào nông nghiệp, giúp tăng năng suất cho ngành trồng lúa.

Ánh Tuyết


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner