Phóng sự ảnh Thứ năm, 09/05/2024 , 05:32 am
Cập nhật : 17/10/2023 , 16:10(GMT +7)
Phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững vùng Nam Trung Bộ - Tây Nguyên nhờ vào KH,CN&ĐMST

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà khẳng định, KH,CN&ĐMST đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Giai đoạn 2016-2020 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,88%/năm; năm 2022 tăng trưởng 8,94%, là mức tăng cao nhất từ trước đến nay, đưa Đắk Lắk trở thành một trong những tỉnh có mức tăng trưởng cao của cả nước. Minh chứng cho thấy hoạt động KH&CN ngày càng gắn bó với sản xuất và đời sống, nổi bật là việc ứng dụng nhanh những tiến bộ KH&CN vào sản xuất, góp phần không nhỏ trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong các ngành sản xuất chủ lực của tỉnh.

Tại Hội thảo, Vụ trưởng Vụ Phát triển KH&CN địa phương Chu Thúc Đạt đã trình bày tham luận về triển khai các giải pháp thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Liên quan đến phát triển hệ sinh thái Khởi nghiệp ĐMST vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên, TS. Từ Minh Hiệu, Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN cho rằng, phát triển hệ sinh thái Khởi nghiệp ĐMST cần gắn với giá trị văn hóa và các sản phẩm của địa phương.

PGS.TS Trần Thị Lan Hương, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã trình bày báo cáo tham luận về “ĐMST doanh nghiệp vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: Thực trạng và giải pháp”. Theo PGS.TS Trần Thị Lan Hương, hoạt động ĐMST hiện nay tại các doanh nghiệp ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên chưa đạt được cấp độ cao khi phần lớn đều mới chỉ dừng lại ở các hoạt động cải tiến. Để đẩy mạnh ĐMST doanh nghiệp vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, cần tăng cường nâng cao nhận thức về cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với các lãnh đạo địa phương, doanh nghiệp vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; xây dựng các chính sách đặc thù cho ĐMST và ứng dụng KH&CN để khai thác các lợi thế đặc thù của vùng; lựa chọn những công nghệ phù hợp để chuyển giao cho vùng; đào tạo nguồn nhân lực cho chuyển giao công nghệ; đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới, đặc biệt ứng dụng công nghệ cao vào lĩnh nông nghiệp…

Báo cáo tham luận về “Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học phát triển chuỗi sản phẩm nông nghiệp chủ lực, nông nghiệp hữu cơ vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”, GS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ, những đóng góp của KH&CN cao trong sản xuất nông nghiệp vùng Nam Trung Bộ - Tây Nguyên cho thấy việc phát triển sản xuất ứng dụng công nghệ cao là hướng đi đúng và đang tạo động lực mới cho ngành nông nghiệp toàn vùng.

Cũng tại Hội thảo, ông Hoàng Xuân Bền, Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã trình bày báo cáo tham luận về “Vai trò và định hướng phát triển ngành thủy sản trong phát triển kinh tế biển khu vực Nam Trung Bộ”. Ông Hoàng Xuân Bền cho rằng để phát triển ngành thủy sản trong sự phát triển kinh tế biển vùng Nam Trung Bộ, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau: sớm hoàn thành quy hoạch không gian biển theo Nghị quyết số 22/NQ-CP; các tổ chức, viện nghiên cứu chuyên ngành tăng cường năng lực trong lĩnh vực điều tra, nghiên cứu biển, chú trọng các nghiên cứu điều tra cơ bản nhằm cung cấp các luận chứng khoa học phục vụ công tác quản lý bền vững nguồn lợi; đẩy mạnh các nghiên cứu dự báo biển; ứng dụng có hiệu quả các kết quả nghiên cứu khoa học và kỹ thuật biển ở các địa phương…

Báo cáo về triển khai thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Đắk Lắk Đinh Khắc Tuấn cho biết, Đắk Lắk đang tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng; phát triển nhanh và bền vững kinh tế vùng; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị phù hợp với Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và mục tiêu, yêu cầu phát triển Tây Nguyên trong thời kỳ mới gắn với KH,CN&ĐMST.

Phó Giám đốc Sở KH&CN thành phố Đà Nẵng Dương Hoành Văn Bản đã trình bày báo cáo tham luận về “Triển khai thực hiện Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị về phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải trung bộ trên địa bàn TP Đà Nẵng”. Theo đó, tập trung vào 02 nội dung quan trọng là phát triển nghiên cứu khoa học gắn với thực tiễn đời sống xã hội và phục vụ phát triển lợi thế địa phương; xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng thành trung tâm khởi nghiệp ĐMST của vùng.

Chia sẻ về bảo tồn và phát triển dược liệu vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, PGS.TS Phạm Thanh Huyền, Viện Dược liệu, Bộ Y tế cho biết, trong những năm gần đây, các địa phương trong vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã có nhiều quan tâm, chú trọng đến công tác phát triển dược liệu; tập trung đầu tư để phát triển KT-XH của 02 vùng này với việc triển khai nhiều chương trình dự án về KH&CN. Đặc biệt, cần có những giải pháp căn cơ như xây dựng cơ chế đặc thù đối với công tác phát triển dược liệu ở địa phương để phục hồi, phát triển các vùng trồng dược liệu truyền thống tại các tỉnh trong vùng; ưu tiên đầu tư nguồn kinh phí cho hoạt động KH&CN đối với những đối tượng dược liệu trọng điểm và có lợi thế cạnh tranh của vùng; tăng cường hợp tác, tạo liên kết 5 nhà bao gồm: nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà quản lý và ngân hàng thương mại để thúc đẩy ứng dụng các tiến bộ KH&CN vào phát triển dược liệu…

Tại Hội thảo, PGS.TS Đỗ Minh Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội đã báo cáo về dự báo và cảnh báo sớm trượt đất đá quy mô lớn ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Theo PGS.TS Đỗ Minh Đức, cần kết hợp các nghiên cứu lý thuyết và phân tích đánh giá trượt đất đá dựa trên dữ liệu lớn, Internet vạn vật và các trạm quan trắc hiện trường, bổ sung cho các phương pháp nghiên cứu truyền thống. 

Liên quan đến nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng Nam Trung Bộ - Tây Nguyên, TS. Ngô Đình Quốc, nguyên Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Tây Nguyên đã chia sẻ giải pháp giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng Nam Trung Bộ - Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Dưới sự điều hành của Đoàn Chủ tịch, các tham luận, ý kiến trao đổi đã chỉ ra những rào cản, khó khăn trong phát triển KT-XH vùng đòi hỏi cần có sự tham gia tích cực của KH&CN trong công tác nghiên cứu dự báo và đề xuất các giải pháp để khắc phục.

Phát biểu kết luận Hội thảo, ông Chu Thúc Đạt cho biết Hội thảo có ý nghĩa quan trọng đối với Bộ KH&CN và các địa phương trong vùng trong việc xây dựng các kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể để phát triển KH,CN&ĐMST phục vụ phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh theo tinh thần của Nghị quyết số 26 và Nghị quyết số 23.

Phóng sự ảnh: Thùy Linh 

 

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner