Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
KH&CN địa phương Thứ sáu, 01/11/2024 , 06:21 pm
Cập nhật : 30/01/2012 , 09:01(GMT +7)
Phát triển khoa học - công nghệ tại TPHCM: Cần cơ chế thông thoáng
Thành phố đang quyết tâm tạo cơ chế mới cho nhà khoa học phát huy hết khả năng
PGS-TS Phan Minh Tân, Giám đốc Sở KH-CN TPHCM, cho rằng dù hoạt động KH-CN năm qua tại TPHCM có nhiều khó khăn nhưng với sự thông thoáng về cơ chế, cũng như nguồn kinh phí hỗ trợ tương đối lớn của UBND TPHCM và Bộ KH-CN, các hoạt động KH-CN trên địa bàn TP đã thu được những kết quả khả quan, là tiền đề quan trọng cho năm đột phá 2012.

34,18% đề tài sau nghiệm thu được ứng dụng

Nhận thức tầm quan trọng của công tác nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động KH-CN, Sở KH-CN TPHCM tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý hướng các nghiên cứu khoa học gần gũi, dễ dàng ứng dụng vào thực tế hơn.

Điển hình là việc sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ TP, trong đó lồng ghép quy định về cơ chế đặt hàng nghiên cứu KH-CN. PGS-TS Phan Minh Tân cho rằng, cơ chế đặt hàng trong nghiên cứu khoa học là giải pháp gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học và thực tiễn, đồng thời nâng cao hiệu quả ứng dụng các kết quả nghiên cứu.

Cụ thể, tỷ lệ đặt hàng nghiên cứu trong năm đầu tiên thực hiện cơ chế này là 21%. Nhiều công trình nghiên cứu nhanh chóng được áp dụng vào thực tế như Nghiên cứu ứng dụng radar xuyên đất, các giải pháp về chống kẹt xe, ô nhiễm môi trường…


Đi đôi với cơ chế đặt hàng nghiên cứu là phổ biến và bàn giao các kết quả sau nghiệm thu. Có 52 đề tài được chuyển giao cho các đơn vị ứng dụng trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng, nông nghiệp - công nghiệp thực phẩm, công nghệ công nghiệp - tự động hóa… Đặc biệt, trong năm qua, Sở KH-CN đã ký hợp đồng chuyển giao 8 công nghệ từ kết quả nghiên cứu khoa học trị giá gần 8,8 tỷ đồng.

“Bên cạnh những công nghệ được chuyển giao cho các công ty trong nước như nghiên cứu thử nghiệm quy trình sản xuất tinh dầu trầm từ cây gió bầu, sở cũng tiến hành thương mại quốc tế các sản phẩm của mình như thiết kế lõi IP điều khiển…” - PGS-TS Phan Minh Tân chia sẻ.

Nhằm giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước trong việc hỗ trợ nghiên cứu khoa học, sở đã tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ chế đồng đầu tư công trình nghiên cứu ứng dụng, đồng thời đẩy mạnh công tác đưa KH-CN về quận huyện, đến gần hơn với đời sống của người dân. Sở đã triển khai thực hiện 217 đề tài, dự án, trong đó 117 đề tài, dự án được nghiệm thu, đạt 34,18%.

Đây là kết quả vượt ngoài mong đợi nếu so với năm 2010 chỉ khoảng 29%. Đáng chú ý, có nhiều dự án được đầu tư xuyên suốt từ khâu nghiên cứu, hoàn thiện quy trình, đưa vào áp dụng trong sản xuất để thương mại hóa sản phẩm.

Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ KH-CN Trần Việt Thanh nhận định, để KH-CN tác động mạnh đến nền kinh tế thì phải lấy doanh nghiệp KH-CN làm trọng, trong đó tập trung vào nghiên cứu phát triển các sản phẩm công nghệ trọng điểm. Thực tế cho thấy, trong năm qua, TPHCM luôn đi đầu trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tái cấu trúc, đổi mới công nghệ.

Tuy nhiên, để làm được điều đó, bản thân Sở KH-CN TPHCM phải tạo được một cơ chế thông thoáng cho cả doanh nghiệp lẫn nhà khoa học. Thứ trưởng Trần Việt Thanh nhìn nhận, hiện KH-CN tại TPHCM đang trên đà phát triển, hàng loạt các đề án, dự án, công trình trọng điểm đa dạng trên nhiều lĩnh vực được nghiên cứu, triển khai. Chính vì thế, khó có thể duy trì kiểu cơ chế chung chung cho tất cả. Nên chăng cần xây dựng mỗi chương trình, mỗi đề án một cơ chế để tránh bị rào cản cơ chế mà đứt gánh giữa đường.

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Mạnh Hà đặt hàng, trong thời gian tới, Sở KH-CN cần có lộ trình sớm cho ra đời cơ chế định giá và mua trọn gói các sản phẩm công nghệ thay cho tình trạng quyết toán phức tạp như hiện nay vì hiện các nhà khoa học đang phải phân trách nhiệm và thời gian dành cho công tác nghiên cứu và hoàn thiện các thủ tục nghiên cứu. Điều đó không đúng với chuyên môn của các nhà khoa học.

Điểm nhấn đáng chú ý mà Sở KH-CN TPHCM sẽ thực hiện trong năm 2012 chính là hình thành và phát triển khoa học dịch vụ trên địa bàn TP. Nếu như tại các nước phát triển, tỷ lệ đóng góp cho GDP của ngành dịch vụ là hơn 70% thì ở TPHCM là 57%. Nhưng thực tế là dịch vụ tại TP đang hoạt động manh mún, nhỏ lẻ, chưa có mối liên kết giữa các bên liên quan nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.


Nguồn tin: Sài gòn giải phóng

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner