Chính sách KH&CN Thứ năm, 25/04/2024 , 12:16 am
Cập nhật : 25/05/2015 , 19:05(GMT +7)
Phát huy sức sáng tạo của quần chúng nhân dân
Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc (Ảnh: Phương Hoàn)
Đảng và Nhà nước luôn khuyến khích động viên phong trào sáng tạo, sáng chế của mọi tầng lớp nhân dân. Đây có thể là một nhà khoa học được đào tạo bài bản, làm việc trong các viện nghiên cứu, các trường đại học hay một người nông dân không được học hành bài bản nhưng xuất phát từ nhu cầu thực tế và niềm đa mê tìm tòi để sáng tạo ra những máy móc thiết bị góp phần tăng năng suất lao động, giúp cho cuộc sống đỡ vất vả hơn.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc đã có buổi trao đổi trong chương trình tọa đàm về vai trò của người nông dân trong nghiên cứu sáng chế, cải tiến kỹ thuật cũng như chính sách hỗ trợ của các cơ quan chức năng giúp người dân có điều kiện phát huy sức sáng tạo góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

PV: Thứ trưởng đánh giá như thế nào về vai trò của những người nông dân trong nghiên cứu, sáng tạo?

Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc: Có thể nói, Đảng và Nhà nước luôn luôn khuyến khích động viên phong trào sáng tạo, sáng chế của mọi tầng lớp nhân dân. Đây có thể là một nhà khoa học được đào tạo bài bản, làm việc trong các viện nghiên cứu, các trường đại học hay một người nông dân không được học hành bài bản nhưng xuất phát từ nhu cầu thực tế và niềm đa mê tìm tòi để sáng tạo ra những máy móc thiết bị góp phần tăng năng suất lao động, giúp cho cuộc sống đỡ vất vả hơn.

Thống kê trong giai đoạn vừa rồi có thể thấy những sáng tạo, sáng chế của người nông dân chủ yếu nằm trong lĩnh vực nông nghiệp, một số thì nằm trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp hay dược phẩm. Những sáng tạo này được đăng ký một phần tại Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ KH&CN.

PV: Thời gian qua Bộ KH&CN đã có những hoạt động gì tạo điều kiện thuận lợi cho những nhà sáng chế không chuyên nghiệp, thưa Thứ trưởng?

Chính phủ đã ban hành Nghị định 13 ban hành điều lệ về sáng kiến trong đó có những điều khoản quy định trách nhiệm của Chính phủ, của các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức khoa học công nghệ và các doanh nghiệp đối với sáng kiến của người dân.  Đặc biệt, trong Luật Khoa học và công nghệ năm 2013 có một số điều khoản liên quan đến hoạt động này.

Chính vì vậy, trong nhiều năm qua, Bộ KH&CN đã có nhiều hoạt động để hỗ trợ cho người dân có ý tưởng sáng tạo, những sáng kiến, giải pháp kỹ thuật được ứng dụng vào thực tiễn  góp phần đẩy nhanh cơ giới hóa trong sản xuất, giải phóng sức lao động, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Điều này được thể hiện thông qua các Hội chợ, triển lãm về KH&CN, chợ công nghệ và thiết bị (techmart) hàng năm, nhiều kết quả đã được thương mại hóa và nhận được hỗ trợ của các Bộ, ngành địa phương cũng như các Doanh nghiệp.

Ngoài ra Bộ KH&CN có một số quỹ như: Qũy Đổi mới KH&CN Quốc Gia; Chương trình đổi mới sáng tạo Việt Nam – Phần Lan, Chương trình thúc đẩy đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu ứng dụng KH&CN...cũng có nguồn kinh phí để ủng hộ cho nhà sáng chế không chuyên phát triển sản xuất, đưa máy móc ra thị trường.

Nhà sáng chế không chuyên nghiệp Đặng Thanh Lâm

Có thể nói,  khó khăn lớn nhất của các nhà sáng chế không chuyên nghiệp  là thiếu vốn để sản xuất và thương mại hóa. Vậy,  ngoài hỗ trợ tinh thần thì có hỗ trợ nguồn vốn? ngoài Bộ KH&CN thì lãnh đạo địa phương có vai trò gì, thưa Thứ trưởng?

Từ một sáng kiến, sáng chế, máy móc cụ thể của người dân đến khi trở thành một sản phẩm hàng hóa là một quá trình dài. Ví dụ một cái máy dùng cho gia đình hay bà con hàng xóm thì dễ được chấp nhận, nhưng trở thành hàng hóa bán với số lượng lớn thì lại là vấn đề khác hẳn. Muốn như thế thì máy móc đó phải đảm bảo tính an toàn, mẫu mã, hiệu quả kinh tế và phải có maketting.

Vì vậy, trong thời gian tới Bộ KH&CN sẽ phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương để huy động sức sáng tạo của toàn dân, không chỉ là những nhà khoa học ở các viện trường mà cả những người đam mê, có hoài bão, có quyết tâm, và thực sự dành tất cả những gì mình có đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm… đóng góp cho sự phát triển của xã hội.

Vậy theo Thứ trưởng thì làm thế nào để phát huy sức mạnh sáng tạo của người dân?

Tại cuộc gặp mặt các nhà sáng chế không chuyên nghiệp tiêu biểu do Bộ KHCN lần đầu tiên tổ chức ngày 12/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định: “Tiềm năng sáng tạo trong nhân dân ta là nguồn tài nguyên giá trị nhất của đất nước, nguồn tài nguyên vô tận mà càng khai thác, sử dụng thì càng thêm giàu có, phong phú”. Và để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, nhất là trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh toàn cầu, thì “không có cách nào khác” là phải dựa vào và phát huy tài nguyên đó.

Với việc Bộ KH&CN tổ chức Ngày KH&CN hàng năm, không chỉ tôn vinh nhà khoa học chuyên nghiệp mà còn động viên, khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân có đam mê sáng tạo, sáng kiến đặc biệt là thế hệ trẻ, các em học sinh, sinh viên tham gia nghiên cứu. Muốn đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững trong nền kinh tế thị trường hội nhập ngày càng sâu rộng thì một trong những yếu tố quyết định là phải áp dụng KH&CN vào tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội – nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia.

Xin cảm ơn Thứ trưởng!

                                                                                                                             Bài, ảnh: Hoàng Anh (Lược ghi)


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner