Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Thứ sáu, 26/04/2024 , 09:23 pm
Cập nhật : 17/04/2014 , 08:04(GMT +7)
Phải tìm hiểu hàng rào kỹ thuật trong lĩnh vực nông sản
Ông Vũ Văn Diện - Nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Hàng rào kỹ thuật trong lĩnh vực nông sản liên quan đến: Dư lượng thuốc trừ sâu, kim loại nặng, biến đổi gen, canh tác, môi trường, đóng gói, ghi nhãn…

Hiện nay, một trong những vấn đề mà các quốc gia quan tâm là làm thế nào để xóa bỏ được rào cản kỹ thuật, bởi lẽ, rào cản kỹ thuật là một trong những biện pháp sử dụng phổ biến ở hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông sản, thực phẩm. Đây là hàng hóa liên quan đến sức khỏe con người nên cần được quan tâm hơn hết, nhất là ở các nước Âu – Mỹ.

Dưới đây là trao đổi với phóng viên của Ông Vũ Văn Diện - Nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xung quanh vấn đề này.

-Xin ông cho biết hàng rào kỹ thuật trong lĩnh vực nông sản đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là gì?

Ông Vũ Văn Diện:  Trong Thương mại quốc tế có những rào cản thương mại như thuế quan và phi thuế quan. Các biện pháp phi thuế quan gồm: Sở hữu trí tuệ, các vấn đề hải quan, trong đó có hàng rào kỹ thuật.

Hàng rào kỹ thuật trong lĩnh vực nông sản liên quan đến: Dư lượng thuốc trừ sâu, kim loại nặng, biến đổi gen, canh tác, môi trường, đóng gói, ghi nhãn… Ví dụ: Khi xuất khẩu hàng nông sản vào các quốc gia sở tại, các quốc gia yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu xác nhận, lập danh sách các cơ sở đăng ký để xuất khẩu vào, hoặc xuất trình hồ sơ các chương trình quản lý chất lượng, chương trình giám sát của nước xuất khẩu, một số sản phẩm phải khử trùng, ra nhiệt, chiếu xạ… Thậm chí, Mỹ, EU còn có lịch định kỳ trực tiếp sang kiểm tra hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam.

-Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã phải đối mặt với những vụ kiện liên quan tới hàng rào kỹ thuật mà nguyên nhân chính là do thiếu thông tin. Vậy, xin Ông cho biết, đâu là giải pháp để nâng cao việc tiếp cận thông tin cho các doanh nghiệp?


-Hiện nay, theo các Hiệp định thương mại tự do, các nước đều phải minh bạch hóa các quy định về các biện pháp kỹ thuật và các nước đều phải thiết lập “Điểm hỏi đáp về các rào cản kỹ thuật” để trả lời và cung cấp các văn bản có liên quan đến các biện pháp kỹ thuật. Ví dụ: Trang thông tin của WTO, www.wto.org…

Thực tế, Việt Nam chúng ta cũng đã xây dựng được một hệ thống thông tin tương đối mạnh từ TW đến địa phương. Doanh nghiệp có thể tiếp cận các thông tin về tất cả các biện pháp kỹ thuật của Việt Nam tại: Văn phòng TBT Việt Nam, Tổng Cục Tiêu chuẩn – Đo lường - Chất lượng, Bộ Khoa học Công nghệ hoặc qua trang web: http://www.tbtvn.org

Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam còn tiếp cận thông tin qua các kênh: Tham khảo từ các đối tác; Phòng Thương mại của Việt Nam đặt tại các quốc gia sở tại hoặc các kênh khác. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là sự chủ động nắm bắt thông tin của các doanh nghiệp.

-Để tránh phải đổi mặt với nguy cơ bị kiện cũng như nâng cao hình ảnh, thương hiệu, chất lượng để vượt qua rào cản của các nước khác thì doanh nghiệp Việt Nam cần phải lưu ý những vấn đề gì về rào cản kỹ thuật?

-Trước hết, các doanh nghiệp phải nắm bắt được tiêu chuẩn chất lượng quốc gia. Bởi lẽ, phải thực hiện được các quy định về tiêu chuẩn của quốc gia, các doanh nghiệp mới hiểu và có cơ sở đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng của các quốc gia khác, đặc biệt là các nước Âu- Mỹ.

Bên cạnh các tiêu chuẩn của các quốc gia sở tại, các doanh nghiệp cũng cần chú ý các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của các tổ chức tư nhân. Hiện nay, có hơn 40 tổ chức xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật gây cản trở cho các doanh nghiệp khi xuất khẩu.

Ngoài ra, doanh nghiệp phải thay đổi tư duy và cách thức tổ chức sản xuất, tổ chức lại sản xuất thông qua xây dựng mối liên kết, bởi vì khi doanh nghiệp gặp khó khăn thì cả cộng đồng cũng bị ảnh hưởng; kiểm soát yếu tố nguyên liệu đầu vào; cập nhật các yêu cầu của thị trường vì các nước thường xuyên thay đổi tiêu chuẩn kỹ thuật và phải có sự kết nối chặt chẽ với nhà nhập khẩu.

Hiện đã có một Chương trình Hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp theo Quyết định số 585/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ do Bộ Tư pháp chủ trì, Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty Cổ phần Truyền thông ALO phối hợp thực hiện với sự hỗ trợ của Tổng Công ty Khí Việt Nam – PVGas.

Nguồn tin: vietq.vn

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner