Chính sách KH&CN Thứ sáu, 29/03/2024 , 09:29 pm
Cập nhật : 17/12/2019 , 15:12(GMT +7)
Phải có các chính sách kiểm soát thuốc lá mạnh mẽ hơn
Việt Nam tham dự Hội nghị Công ước khung về kiểm soát thuốc lá ( Nguồn Internet)
Chi phí hàng năm mà các nước phải chi để điều trị các bệnh do hút thuốc lá gây ra và các khoản chi phí bị mất đi khác do giảm năng suất lao động do bị bệnh hay tử vong sớm được xem là những khoản chi phí đáng kể đối với xã hội và đang tạo áp lực rất lớn đối với nhóm người nghèo tại các quốc gia, đặc biệt là tại các nước đang phát triển.

Tại Việt Nam, chỉ với năm trong số 25 căn bệnh liên quan đến thuốc lá thì chi phí đã là hơn 23 nghìn tỷ đồng mỗi năm cho việc điều trị các bệnh liên quan đến thuốc lá và giảm năng suất lao động. Số tiền này, lẽ ra, có thể sử dụng để chi tiêu cho những hàng hóa và dịch vụ cần thiết khác như: lương thực, thực phẩm, giáo dục,... góp phần cải thiện sức khỏe, nâng cao trình độ người dân và làm gia tăng năng suất lao động xã hội.

So sánh tổng chi phí y tế cho tiêu dùng thuốc lá với số thu của ngân sách từ thuế thuốc lá (13.598 nghìn tỷ đồng năm 2011) cho thấy khoản chi phí này lớn gấp 1,7 lần đóng góp từ thuế của ngành công nghiệp thuốc lá vào ngân sách quốc gia.

Nếu cộng cả số tiền người tiêu dùng phải chi để mua thuốc lá mỗi năm là 22 nghìn tỷ đồng  thì tổng số tiền mỗi năm Việt Nam phải chi cho việc tiêu dùng và điều trị các bệnh liên quan đến thuốc lá lên tới hơn 45,14 nghìn tỷ đồng (chiếm khoảng 1,8% GDP của nền kinh tế), trong khi đó ngành công nghiệp thuốc lá chỉ đóng góp về sản lượng khoảng 0,75% GDP . Như vậy, tổng chi phí của hút thuốc mà xã hội phải chi trả hàng năm lớn hơn rất nhiều so với mức đóng góp của ngành thuốc lá.

Điều đáng lo ngại nữa là, tại Việt Nam cũng giống như Ấn Độ, nhóm người nghèo có xu hướng hút thuốc nhiều hơn người giàu. Tình trạng hút thuốc lá nhiều hơn ở nhóm người nghèo có xu hướng làm gia tăng sự nghèo đói bởi những lý do như: họ phải cắt giảm tiền mua lương thực, thực phẩm, hay tiền học hành của con cái để mua thuốc lá, họ dễ mắc bệnh hơn vì điều kiện dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe hạn chế, họ bị suy giảm khả năng lao động do bệnh tật hay mất sớm. Nghèo đói gia tăng sẽ gây mất ổn định xã hội và tiếp tục tạo áp lực về chi phí cho việc ổn định xã hội.

Do đó, ở nước ta hiện nay là phải có các chính sách kiểm soát thuốc lá mạnh mẽ hơn để giảm tiêu dùng thuốc lá, khuyến khích những người hút thuốc bỏ thuốc và ngăn chặn những người bắt đầu hút thuốc.  Theo nghiên cứu của Doll và cộng sự, khi một người 60 tuổi bỏ thuốc lá sẽ có thể kéo dài tuổi thọ thêm được ít nhất là ba năm, nếu bỏ thuốc ở tuổi 50 thì số năm tuổi thọ kéo dài thêm được tăng gấp đôi (6 năm), những người bỏ thuốc ở tuổi  40 sẽ thêm được  chín năm tuổi thọ và những người dừng lại trước khi độ tuổi trung niên sẽ kéo dài được khoảng 10 năm tuổi thọ. Đánh thuế thuốc lá cao làm giảm số người hút thuốc sẽ làm giảm đáng kể chi phí y tế của hút thuốc lá đặc biệt là chi phí do giảm năng suất lao động vì bệnh tật và tử vong sớm . Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, mức thuế thuốc lá tối thiểu phải đạt được 70% của giá bán lẻ, trong khi thuế ở Việt Nam hiện nay tương đương với 41.6% giá bán lẻ.

Tin: Đăng Minh


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner