Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ ba, 05/11/2024 , 09:30 pm
Cập nhật : 05/03/2015 , 17:03(GMT +7)
Nữ Giáo sư làm bạn với nhà nông
GS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan, cá nhân được trao tặng giải Kovalevskaia 2014 (Nguồn: Hội lhpn)
Đến với ngành thú y rất tình cờ nhưng với sự tâm huyết và “mối duyên” với người nông dân, gần 40 năm qua, GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên đã cống hiến hết mình cho nghiên cứu khoa học. Không những dành tâm huyết cho nghiên cứu khoa học mà GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan còn là người thầy giỏi trực tiếp đào tạo ra nhiều thế hệ học trò có trình độ phục vụ ngành nông nghiệp nước nhà.

Đến với ngành y từ cái “duyên”

Ngay từ những năm 1979, GS.TS Nguyễn Thị Kim Lan đã về công tác tại khoa chăn nuôi thú y của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Từ đó đến nay đã gần 40 năm gắn bó với ngôi trường GS. Kim Lan đã đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng như Trưởng Bộ môn; chủ tịch công đoàn; Bí thư Chi bộ; Phó Hiệu trưởng nhà trường,…dù ở vị trí công tác nào GS. Kim Lan cũng được mọi người tín nhiệm.

GS. Kim Lan kể, cô đến với nghề thú y rất tình cờ, chắc có có duyên nên cô đã đến với nghề này và say mê nó từ bao giờ không hay biết.

Khi tốt nghiệp đại học cô về công tác tại Trường Đại học Nông nghiệp 3 Bắc Thái. Những ngày tháng này đầy khó khăn, gian khổ, cuộc sống thường ngày còn khó khăn nói chi đến kinh phí cho nghiên cứu khoa học. Vì vậy nghiên cứu khoa học gặp rất nhiều khó khăn.

Nhưng với lòng yêu nghề, tâm huyết với ngành nông nghiệp. Thấy cuộc sống của những người vùng núi Tây Bắc quá vất vả khó khăn, GS. Lan đã không quản ngại khó khăn lọ mọ đi về tận các làng bản, ăn ngủ cùng những người dân bản để nghiên cứu tìm ra cách chữa bệnh cho gia súc, gia cầm. Cũng vì nghề mà đã nhiều lần cô suýt bị thương, nhưng không hề làm cô nản chí.

Với những người đàn ông thì phải một mình đi về vùng rừng núi, vùng sâu, vùng xa,... đã vất vả nhưng với người phụ nữ bé nhỏ này thì việc đó còn vất vả gấp nhiều lần. Nếu không có lòng yêu nghề tha thiết, hậu phương vững chắc thì khó có thể vượt qua để đến với thành công. Chị đã vượt lên tất cả đề làm tròn bộn phận của người phụ nữ trong gia đình và một nhà khoa học uy tín trong nghiên cứu.

Nhiều kết quả đáng ghi nhận

Những cố gắng của GS. Kim Lan đã được đền đáp khi hàng loạt thành công trong nghiên cứu. Qua 40 năm công tác GS. Kim Lan đã chủ nhiệm 14 đề tài, trong đó 1 đề tài cấp nhà nước; 4 đề tài cấp Bộ; 02 đề tài cấp Tỉnh; 01 đề tài cấp Đại học; 07 đề tài cấp cơ sở; Tham gia 03 đề tài cấp Bộ; Có 15/17 đề tài đã được nghiệm thu đều đạt loại Tốt và Xuất sắc. GS. Còn có  83 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế,…

Có thể kế đến một số công trình tiêu biểu của GS. Kim Lan như Đề tài cấp Bộ “ Nghiên cứu tình hình nhiễm giun, sán đường tiêu hoá ở dê cỏ tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và biện pháp phòng trị”, Thực hiện từ 2003 - 2007, Nghiệm thu đạt loại Tốt.

Đề tài đã xác định được đặc điểm dịch tễ của các bệnh giun, sán trên các đàn dê địa phương của các tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang; đã xác định được phương trình hồi quy để tính ra số giun, sán ký sinh trên dê; đã xây dựng được quy trình phòng chống bệnh giun, sán cho đàn dê của các tỉnh. Quy trình đã được các địa phương ứng dụng rộng rãi (85% số hộ chăn nuôi dê ở các tỉnh áp dụng), có tác dụng làm giảm rõ rệt tỷ lệ nhiễm bệnh ký sinh trùng (giảm 45% so với đối chứng), từ đó đàn dê béo khỏe, mang lại hiệu quả chăn nuôi cao cho các hộ chăn nuôi dê (thu nhập từ chăn nuôi dê của các hộ tăng khoảng 15 - 20% so với trước khi áp dụng quy trình). Hiện nay, các kết quả của đề tài vẫn đang được các địa phương miền núi ứng dụng có kết quả tốt. Đề tài này có 12 bài báo khoa học đăng trên tạp chí Khoa học chuyên ngành có uy tín trong nước.

Tiếp đó là đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu bệnh Coli dung huyết ở lợn con và biện pháp phòng trị tại một số địa phương của tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang”, Thực hiện từ 2001 – 2003. Trong thời gian 2000 - 2003, ở tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Bắc Giang lợn sau cai sữa bị bệnh Coli dung huyết rất nhiều, điều trị khó khỏi, gây tâm lý lo lắng cho các hộ chăn nuôi và các cơ sở chăn nuôi lợn nái. Đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất chăn nuôi lợn tại địa phương, tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang đã ứng dụng quy trình phòng chống bệnh Coli dung huyết ở lợn do vi khuẩn E. coli gây ra. Quy trình phòng chống bệnh, trong đó có việc sử dụng vắc xin phòng bệnh, đặc biệt là các phác đồ điều trị bệnh có hiệu lực cao, kết quả đã giúp tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang giảm tỷ lệ lợn mắc bệnh và tỷ lệ lợn chết do bệnh này (giảm 70% ), góp phần giúp các địa phương hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra, góp phần làm tăng năng xuất chăn nuôi lợn (tăng khoảng 25% so với trước khi áp dụng).

Ngoài ra còn một số đề tài có kết quả tốt khác như  đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu hội chứng tiêu chảy, xác định một số vi khuẩn và ký sinh trùng đường tiêu hoá trong hội chứng tiêu chảy ở lợn từ sau cai sữa tại tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị”, Thực hiện từ 2001 - 2003, Nghiệm thu đạt loại Tốt.

Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng và biện pháp phòng trị bệnh cầu trùng lợn ở tỉnh Thái Nguyên”, Thực hiện từ 2001 - 2003, Nghiệm thu đạt loại Tốt.

Đề tài cấp Nhà nước (thuộc chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020) “Nghiên cứu sản xuất kháng nguyên tái tổ hợp phục vụ chế tạo các bộ Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng Trypanosoma spp. trên gia súc ở Việt Nam”, Thực hiện 2012 – 2014, sẽ nghiệm thu tháng 12/2014.

Ngoài ra, GS TS. Nguyễn Thị Kim Lan là một trong những chuyên gia hàng đầu về ngành thú y, là nữ giáo sư duy nhất là Ủy viên Hội đồng chức danh Giáo sư liên ngành Chăn nuôi - Thú y - Thủy sản nhiệm kỳ 2014 - 2019 và là 1 trong 3 giáo sư của Trường Đại học Thái Nguyên được mời vào Hội đồng chức danh giáo sư quốc gia.

Với những cống hiến đó, GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan sẽ được nhận giải thưởng Kovalevskaia vào ngày 7/3 tới đây.

Kô-va-lep-xơ-kai-a là Giải thưởng mang tên nhà nữ toán học Nga lỗi lạc Thế kỷ XIX - Sophia Kovalevskaia (1850-1891). Bà là phụ nữ đầu tiên trong kỷ nguyên cân đại được nhận bằng Tiến sĩ Toán học, được phong hàm giáo sư đại học và được bầu làm Viện sĩ thông tấn Viện hàn lâm khoa học Nga, là nhà nữ khoa học vĩ đại nhất trước thế kỷ 20.

Quỹ Sophia Kovalevskaia được thành lập do sáng kiến và sự đóng góp về tài chính của bà GS-TS Ann Kobitz - người Mỹ và chồng bà là GS-TS Neal Koblitz. Bà đã từng sang Liên Xô học tập, viết luận án tiến sĩ về nhà nữ toán học Nga Kovalevskaia.

Từ khi thành lập (năm 1985) đến nay, Uỷ ban giải thưởng Kovalevskaia của Việt Nam đã lựa chọn và trao giải thưởng Kô-va-lep-xơ-kai-a cho 42 nhà khoa học nữ và 17 tập thể khoa học nữ xuất sắc của Việt Nam.

Phương Hoàn – Ánh Tuyết

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner