Tiềm lực KH&CN Thứ bảy, 20/04/2024 , 01:50 pm
Cập nhật : 30/11/2016 , 15:11(GMT +7)
Nhu cầu tư vấn đổi mới công nghệ trong DN Việt ngày càng tăng
Hợp tác quốc tế để chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là hết sức quan trọng
TS. Tạ Việt Dũng, Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cho biết như trên khi nói về nhu cầu đổi mới công nghệ hiện nay của doanh nghiệp Việt Nam.

Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước xác định nhập khẩu công nghệ phục vụ hoạt động đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp trong nước cần được ưu tiên.

Vì vậy, việc hợp tác quốc tế để chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là hết sức quan trọng. Để làm được việc này, trong những năm vừa qua, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã trình Chính phủ phê duyệt một số chương trình nhằm thúc đẩy hoạt động tìm kiếm và chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam.

Cục Ứng dụng và Phát triển Công nghệ cũng đã hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Đức, Cộng hòa Séc... để tìm kiếm, lựa chọn các công nghệ phù hợp với nhu cầu và năng lực tiếp thu công nghệ của các doanh nghiệp trong nước. Trên cơ sở đó, giới thiệu nhiều công nghệ thông qua các gian hàng của doanh nghiệp nước ngoài.

Nói về điểm khác biệt giữa mô hình tổ chức hoạt động kết nối cung – cầu công nghệ của Việt Nam so với mô hình của một số nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ…, TS. Tạ Việt Dũng cho biết, mô hình tổ chức hoạt động kết nối cung – cầu công nghệ của Việt Nam được tiếp thu và kế thừa theo các mô hình hoạt động của các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ...

Tuy nhiên, các mô hình đã được nghiên cứu và điều chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam, trong đó tập trung vào điều tra và khảo sát để nắm bắt những nhu cầu đổi mới công nghệ dưới các hình thức điều tra trực tiếp hoặc gián tiếp. Đối với các nước phát triển, việc thống kê các nhu cầu này khá dễ dàng thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Các doanh nghiệp cũng tự giác thông tin về nhu cầu công nghệ tới các tổ chức của quốc gia. Tại Việt Nam, hệ thống thống kê này còn chưa phát triển. Các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa tin tưởng và tự động khai báo. Vì vậy, phải điều chỉnh hình thức điều tra khảo sát cho phù hợp với thực tế tại Việt Nam.

Do trình độ phát triển của Việt Nam còn chưa theo kịp các nước phát triển, vì vậy nhu cầu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp còn tâp trung lớn vào việc thay đổi một phần công nghệ hoặc quy trình công nghệ. Do vậy, các doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn kỹ thuật lớn hơn so với các nước phát triển. Đối với các nước phát triển, tỷ lệ giữa tư vấn về kỹ thuật và thay đổi quy trình công nghệ ít hơn nhiều so với nhu cầu đổi mới toàn bộ công nghệ.

“Trong thời gian tới, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ sẽ thúc đẩy hợp tác toàn diện với các tổ chức quốc tế, đặc biệt chú trọng đến các hoạt động chia sẻ, khai thác dữ liệu về nguồn cung công nghệ, phân tích, đánh giá, lựa chọn những công nghệ phù hợp nhất với nhu cầu đổi mới công nghệ hiện nay”, TS. Tạ Việt Dũng cho hay.

Tin, ảnh: Lê Hà


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner