Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ sáu, 01/11/2024 , 10:30 am
Cập nhật : 08/12/2022 , 11:12(GMT +7)
Lọc máu thay huyết tương – Giải pháp tối ưu cho bệnh nhân covid-19 nặng và nguy kịch
Lọc máu thay huyết tương (TPE) được đề xuất như một phương pháp điều trị tiềm năng cho hội chứng giải phóng cytokine CRS, một phản ứng viêm bệnh lý mức độ cục bộ và toàn thân sau nhiễm trùng, được cho là ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của bệnh và tỷ lệ tử vong do COVID-19.

Bệnh nhân mắc Covid 19 nặng thường hay bị hội chứng suy hô hấp cấp tính tiến triển (ARDS), suy đa cơ quan (MOF), rối loạn đông máu và tử vong. Bệnh nhân COVID-19 bị bệnh nặng thường tử vong vì những đáp ứng không phù hợp của người bệnh chứ không phải là nhiễm trùng nguyên phát. Hội chứng giải phóng cytokine (CRS) hoặc bão cytokine, một phản ứng viêm bệnh lý mức độ cục bộ và toàn thân sau nhiễm trùng, được cho là ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của bệnh và tỷ lệ tử vong do COVID-19. 

Lọc máu thay huyết tương (TPE), trong đó huyết tương bệnh nhân được thay thế bằng dung dịch keo đẳng trương (huyết tương người cho, chất thể keo [thường có 4–5% albumin], dạng tinh thể), đã được đề xuất như một phương pháp điều trị tiềm năng cho hội chứng giải phóng cytokine CRS. TPE giúp loại bỏ cytokine và chặn CRS, càng sớm càng tốt có thể được thực hiện trước khi có tổn thương cơ quan đích hoặc có tổn thương nội mô đã xảy ra. Do vậy TPE hiện được cho là phương pháp tốt nhất cho điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng. 

Một ca cấp cứu bệnh nhân bị Covid 19 nặng sử dụng phương pháp lọc máu thay huyết tương tại

khoa hồi sức tích cực

Các hướng dẫn  điều trị COVID-19 nặng đã đề xuất TPE như một liệu pháp hỗ trợ ở bệnh nhân bị COVID-19. Việc sử dụng TPE cho bệnh nhân COVID-19 có thể được xem xét dựa trên bốn cơ chế đã được đề xuất hỗ trợ vai trò của TPE để giúp điều trị COVID-19 và cải thiện các tổn thương nội tạng: thứ nhất là loại bỏ các chất độc hại với sự ngăn chặn hội chứng giải phóng cytokine CRS; thứ hai là TPE lọc kép loại bỏ các phần tử virus 60–140 nm; thứ ba là TPE có thể sửa lỗi rối loạn đông máu ở bệnh nhân COVID-19 khi sử dụng FFP như một chất lỏng thay thế; thứ tư là TPE cung cấp các yếu tố ổn định và phục hồi nội mô màng.

TPE mang lại niềm hy vọng cho những bệnh nhân Covid 19 thể nặng và nguy kịch

Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Dương Quý Sỹ và cộng sự đã thực hiện TPE trên một phụ nữ 27 tuổi (Gravida 4, Para 3) khi thai được 17 tuần bị sốt, ho khan và khó thở và đến khám tại trung tâm y tế tỉnh Bình Dương. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc COVID-19. Sau 6 ngày nhập viện, bệnh nhân ở trong tình trạng lâm sàng nguy kịch và bệnh nhân được chỉ định TPE (3 chu kỳ/xen kẽ ngày). Sau khi sử dụng phương pháp TPE, tình trạng lâm sàng, khí máu động mạch và các thông số sinh hóa của bệnh nhân đều được cải thiện. Ngoài ra không có bất kỳ biến chứng nào liên quan đến TPE đã được phát hiện ở bệnh nhân này.

Phương pháp lọc máu thay huyết tương cũng đã được thực hiện cho một bệnh nhân nam 18 tuổi nhập viện chăm sóc đặc biệt (ICU) COVID-19 (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương). Bệnh nhân được chẩn đoán bị hội chứng Guillain Barré (liệt toàn bộ các cơ vận động và cơ hô hấp). Đây là một thể bệnh rất hiếm gặp và đặc biệt rất nặng ở bệnh nhân Covid-19. Theo ghi nhận, tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân tương tự ước đạt khoảng trên 80%. Bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp lọc máu thay huyết tương (TPE) bao gồm 5 chu kỳ cách ngày bằng cách sử dụng 5% thay thế albumin người (3.200 ml / chu kỳ). Yếu cơ của bệnh nhân ở chân tay được cải thiện ở ngày thứ 7 và ngày 14 từ 2/5 đến 3/5 và sau đó là 4/5 (MRC). Xét nghiệm RT-PCR cho SARS-COV-2 (COVID-19) là âm tính ở ngày thứ 14 và thứ 21. Các xét nghiệm khác đã được bình thường hóa vào ngày thứ 14. Bệnh nhân được xuất viện sau 23 ngày kể từ ngày nằm viện. 

Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Dương Quý Sỹ và người bệnh vừa hồi phục sau khi mắc Covid 19 thể nặng

Ngoài ra, một trường hợp bệnh nhân COVID-19 nặng bị hội chứng Guilain – Barre khác cũng đã được Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Dương Quý Sỹ và cộng sự  chỉ định lọc máu thay huyết tương. Các triệu chứng thần kinh của bệnh nhân cũng được cải thiện sau ngày thứ 10 với sự phục hồi dần dần của cảm giác da và trương lực cơ ở cả bốn chi được đánh giá bằng thang điểm MRC. Bệnh nhân xuất viện sau 4 tuần nằm viện và tái khám định kỳ 3 tháng 1 lần cho đến nay. Anh ấy đã hồi phục trở lại tình trạng sức khỏe ban đầu sau 3 tháng và đã trở lại làm việc mà không có bất kỳ di chứng nào về sức khỏe vào thời điểm 6 tháng sau khi xuất viện. 

GS-TSKH-BS Dương Quý Sỹ cho biết, ông cảm thấy rất may mắn khi cùng các cộng sự và đồng nghiệp cứu chữa thành công cho nhiều ca bệnh thập tử nhất sinh. Theo ông, sự thành công của liệu trình được đóng góp từ nhiều thành tố. Trong đó, ngoài đội ngũ các thầy thuốc trực tiếp điều trị, việc lọc máu thay huyết tương cho bệnh nhân còn có sự đóng góp rất lớn, tham gia vận hành thiết bị của các điều dưỡng chuyên trách; 

Theo đánh giá của các chuyên gia, phương pháp điều trị lọc máu thay huyết tương sẽ là tiền đề quan trọng góp phần tạo ra những tia sáng hy vọng, giúp nhiều bệnh nhân bị COVID-19 nặng và nguy kịch được điều trị, cứu chữa thành công trong tương lai. 

Bài, ảnh: Trần Hà

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner