Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ năm, 07/11/2024 , 06:42 am
Cập nhật : 07/07/2012 , 09:07(GMT +7)
Làm khoa học không nên chỉ trông chờ Nhà nước
THỨ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ MINH
“Nếu tiền làm khoa học mà chỉ trông chờ vào Nhà nước thì sẽ không có động lực tích cực. Nhà nước chỉ là một kênh để tạo ra cú hích, động lực về tài chính, các nhà nghiên cứu độc lập, đặc biệt là các doanh nghiệp, phải biết huy động vốn từ các nguồn lực khác để đầu tư mới sử dụng đồng tiền đó hiệu quả...” THỨ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ MINH chia sẻ về cơ chế tài chính cho phát triển khoa học và công nghệ (KHCN).

 Có một thực tế đã diễn ra nhiều năm nay đó là một số đề tài cấp Nhà nước được cấp kinh phí để đầu tư song không thể giải ngân được. Vậy để giải quyết vấn đề này chúng ta phải có cơ chế như thế nào, thưa bà?


- Đi vào vấn đề cụ thể thì chúng tôi cũng thấy có một vài vướng mắc, đó là chưa có 1 bộ tiêu chí để phân biệt đề tài trọng điểm cấp Nhà nước với đề tài cấp bộ, cấp cơ sở. Phải có tiêu chí mới xác định được đề tài đó thực sự là đề tài cấp Nhà nước để giải ngân. Bên cạnh đó, cũng phải xác định được cơ chế Hội đồng như thế nào để tập trung vào các nhà khoa học giỏi nhất để lựa chọn được các đề tài. Theo Quyết định 1244 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trong giai đoạn 2011 – 2015 chúng ta phải đổi mới toàn diện cơ chế về bộ máy tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động thì tài chính sẽ là khâu cuối cùng để đáp ứng hoạt động KHCN tốt nhất nhưng mà chúng ta chưa kịp chuẩn bị. Các nhiệm vụ vẫn theo quy trình cũ, vì vậy mà trong khâu giải ngân hoặc triển khai thực hiện có một số vướng mắc. Tôi tin rằng, trong thời gian tới, Bộ KHCN cùng với các bộ, ngành tích cực xây dựng các hệ thống để chính sách liên quan đến các lĩnh vực này sẽ thực hiện được theo Quyết định của Thủ tướng.

- Thưa bà, được biết giai đoạn 2011 - 2020, KHCN phấn đấu sẽ sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước để đầu tư với mức trên 2% GDP. Tuy nhiên, chúng ta không thể trông chờ hoàn toàn vào nguồn ngân sách của Nhà nước mà chúng ta phải huy động từ các nguồn khác nhau. Làm thế nào để thúc đẩy huy động được nguồn vốn đầu tư từ xã hội vào KHCN, thưa bà?

- Đây cũng là mong muốn của chúng tôi, nếu tiền làm khoa học mà chỉ trông chờ vào Nhà nước thì sẽ không có một động lực tích cực. Tôi cho rằng, hiện nay Nhà nước là một kênh để tạo ra một cú hích, tạo ra động lực nhưng mà các nhà nghiên cứu độc lập, đặc biệt là các doanh nghiệp phải huy động các nguồn lực khác để đầu tư thì họ sẽ sử dụng đồng tiền đó một cách hiệu quả. 

- Có ý kiến cho rằng, việc ấn định tỷ lệ 2% tổng chi NSNN hàng năm có thể dẫn đến một số trường hợp không thực sự căn cứ  theo hiệu quả hoạt động, nhu cầu thực tế và khả năng thực hiện. Bà nghĩ sao về điều này?

- Việc ấn định phân bổ tỷ lệ 2% tổng chi NSNN hàng năm cho phát triển KHCN là nhằm tạo nguồn lực cho phát triển KHCN. Tuy nhiên, bố trí chi NSNN hàng năm cho KHCN trong một số trường hợp không thực sự căn cứ theo hiệu quả, nhu cầu thực tế và khả năng thực hiện; tìm mọi nhiệm vụ để phân bổ hết kinh phí, dự toán cho một số nhiệm vụ KHCN chưa đủ cơ sở nên đã dẫn đến kinh phí chờ nhiệm vụ.

- Vậy theo bà cần có cơ chế thế nào để cởi trói cho cơ chế tài chính nhằm đẩy mạnh hơn nữa cho sự phát triển KHCN?

- Tôi cho rằng, cơ chế tài chính đóng góp quan trọng cho hoạt động KHCN có hiệu quả và hướng của chúng tôi là cơ chế tài chính làm sao phục vụ tốt cho nghiên cứu khoa học, đồng thời gắn với sản phẩm khoa học. Ví dụ, xây dựng một cơ chế như thế nào để những đề tài KHCN ứng dụng thì phải được áp dụng vào cuộc sống. Những đề tài về nghiên cứu cơ bản phải đạt được những giá trị nhất định mà các nhà khoa học đều công nhận, hoặc đóng góp được đăng trên những tờ báo quốc tế. Đó là những điều mà chúng tôi mong muốn.

Cơ chế tài chính cũng đang định hướng đến việc đổi mới làm sao để cho các nhà khoa học có những đóng góp cống hiến được hưởng một cách đãi ngộ xứng đáng về lương, về thu nhập về các điều kiện đi kèm, thậm chí cả về ưu đãi chính sách... Quan điểm của chúng tôi là, tiền dành cho KHCN phải đến được với các nhà nghiên cứu khoa học có năng lực, có trình độ nhất trong các ngành, các lĩnh vực và các địa phương và được sử dụng một cách hiệu quả nhất. Chúng tôi sẽ hướng đến mức khoán, đã tuyển chọn được các đề tài khoa học có chất lượng với một Hội đồng tốt với các nhà nghiên cứu khoa học tốt thì chúng tôi sẽ đáp ứng kinh phí để có các sản phẩm khoa học tốt.

- Xin cảm ơn Thứ trưởng!

 

BỘ TRƯỞNG BỘ KHCN NGUYỄN QUÂN

Đề xuất giao quyền sở hữu kết quả nghiên cứu

Về cơ chế tài chính, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến việc bổ sung các nội dung chi, nâng cao định mức chi và đơn giản hóa thủ tục chi ngân sách cho KHCN; đồng thời điều chỉnh việc xây dựng kế hoạch KHCN hàng năm theo hướng theo cơ chế: nhà khoa học đề xuất nhiệm vụ vào lúc nào thì được phê duyệt và cấp tài chính ở thời điểm đó.

Chúng tôi cũng mong muốn các doanh nghiệp phải dành nguồn đầu tư nhất định cho KHCN thông qua việc thành lập Quỹ phát triển KHCN của doanh nghiệp và đóng góp cho Quỹ phát triển KHCN của các bộ, ngành, các địa phương. Chúng tôi cũng đề xuất Nhà nước có cơ chế để giao quyền sở hữu kết quả nghiên cứu, tức là tài sản trí tuệ cho các nhà khoa học và các tổ chức chủ trì, các đề tài dự án cho phép họ góp vốn vào doanh nghiệp chuyển nhượng cho doanh nghiệp hoặc sử dụng như nguồn vốn của mình để tạo lập các doanh nghiệp KHCN. Có như thế, hoạt động KHCN mới thực sự đem lại hiệu quả.  
 

 

Nguồn tin: Đại biểu nhân dân

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner