Tiềm lực KH&CN Thứ sáu, 29/03/2024 , 06:14 am
Cập nhật : 31/05/2019 , 15:05(GMT +7)
Làm chủ công nghệ nghiên cứu, chọn tạo các giống ngô lai
Lễ ký hợp đồng Giữa Viện Nghiên cứu Ngô và doanh nghiệp
Sáng ngày 30/5/2019, tại Thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội, 5 giống ngô lai do Viện Nghiên cứu Ngô nghiên cứu đã được chuyển giao cho các doanh nghiệp, đơn vị nghiên cứu, sản xuất và phát triển giống.

Các giống ngô được chuyển giao là sản phẩm do Dự án Đẩy mạnh Đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu KH&CN (FIRST), Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) hỗ trợ thông qua việc triển khai Tiểu dự án “Nâng cao năng lực nghiên cứu, làm chủ công nghệ chọn tạo giống ngô lai năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu điều kiện bất thuận (phi sinh học và sinh học) thích ứng với biến đổi khí hậu”.

Tham dự Lễ ký có ông Lương Văn Thắng – Giám đốc Dự án FIRST; ông Trần Xuân Định – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; ông Trần Quốc Thắng – Nguyên Thứ trưởng Bộ KH&CN, Trưởng Ban Giám sát Dự án FIRST; Ông Đỗ Xuân Cương – chuyên gia quản lý Hợp phần 2a của Dự án FIRST; Lãnh đạo các doanh nghiệp nhận chuyển giao các giống ngô. Về phía Viện Nghiên cứu Ngô, có ông Bùi Mạnh Cường – Viện trưởng, các đồng chí lãnh đạo Viện, nguyên Lãnh đạo Viện, trưởng các đơn vị trực thuộc và các tác giả của các giống ngô mới.

Ông Bùi Mạnh Cường – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ngô cho biết, thông qua việc thực hiện tiểu dự án “Nâng cao năng lực nghiên cứu, làm chủ công nghệ chọn tạo giống ngô lai năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu điều kiện bất thuận (phi sinh học và sinh học) thích ứng với biến đổi khí hậu” (thuộc tiểu hợp phần 2.a Dự án FIRST - Khoản tài trợ cho các tổ chức khoa học và công nghệ công lập), Viện Nghiên cứu Ngô hướng đến mục tiêu làm chủ công nghệ chọn tạo dòng ngô đơn bội kép bằng cây kích tạo đơn bội, rút ngắn ½ thời gian tạo dòng thuần và nâng cao hiệu quả chọn tạo giống ngô lai. Đồng thời, làm chủ công nghệ chọn tạo giống ngô lai bằng chỉ thị phân tử (SNP) kết hợp với phương pháp truyền thống để tạo giống ngô năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu các điều kiện bất thuận sinh học và phi sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu; Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, phát triển nguồn nhân lực bền vững và hoàn thiện cơ sở vật chất, đồng bộ hóa trang thiết bị để phục vụ nghiên cứu chọn tạo giống ngô năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu điều kiện bất thuận, thích ứng với biến đổi khí hậu, hướng tới trở thành đơn vị nghiên cứu cây ngô và chuyển giao công nghệ đạt chuẩn khu vực và quốc tế.

Tại buổi Lễ ký kết, Viện Nghiên cứu Ngô đã ký kết hợp đồng với các đối tác bao gồm: Hợp đồng độc quyền phân phối sản phẩm giống ngô lai VN1519 giữa Viện Nghiên cứu Ngô và Công ty CP giống cây trồng Đông Nam; Hợp đồng Chuyển giao quyền phân phối giống ngô lai VS89 và hợp đồng mua bán hạt giống ngô lai F1 VS89 giữa Viện Nghiên cứu Ngô và Công ty CP phát triển giống cây trồng Hà Nội; Hợp đồng chuyển giao độc quyền phân phối giống ngô lai VN116 giữa Viện Nghiên cứu Ngô và Công ty CP đầu tư hạt giống Việt Nam; Hợp đồng độc quyền phân phối sản phẩm giống ngô lai VN1819 và hợp đồng Chuyển giao độc quyền phân phối giống ngô lai VN116 giữa Viện Nghiên cứu Ngô và Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống ngô Sông Bôi.

Ông Trần Xuân Định - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Nhờ có Dự án FIRST, nhiều phòng thí nghiệm đã được đầu tư trang thiết bị một cách bài bản, hiện đại

Phát biểu tại buổi Lễ Ký kết, ông Lương Văn Thắng – Giám đốc Ban Quản lý Dự án FIRST chúc mừng thành công của Viện Nghiên cứu Ngô đã tạo được những giống ngô lai chất lượng cao, chống chịu hạn rất tốt. Đặc biệt, Viện đã khẳng định được năng lực làm chủ công nghệ nghiên cứu giống ngô và những kết quả này đã được các doanh nghiệp đón nhận. Chia sẻ thông điệp của Bộ KH&CN, ông Lương Văn Thắng cho rằng, các chính sách liên quan hiện nay hướng đến việc đầu tư đến ngưỡng cho các viện nghiên cứu nhằm giải phóng sức sáng tạo, thúc đẩy năng lực làm chủ công nghệ tiên tiến; đồng thời chú trọng sự phối hợp giữa nhà nước - viện nghiên cứu – doanh nghiệp để đưa các kết quả nghiên cứu ra thị trường.

Ông Nguyễn Xuân Định - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng, không có gì tốt hơn và cho kết quả nhanh hơn bằng việc các doanh nghiệp tham gia với vai trò bà đỡ, là cầu nối để các sản phẩm nghiên cứu, những tiến bộ kỹ thuật về giống được đưa vào sản xuất và thương mại hóa. Bày tỏ niềm vui và cảm ơn đối với sự hỗ trợ, giúp đỡ từ Bộ Khoa học và Công nghệ, đặc biệt là Dự án FIRST, ông Nguyễn Xuân Định cho rằng, không chỉ Viện Nghiên cứu Ngô mà còn nhiều viện nghiên cứu khác trong lĩnh vực nông nghiệp cũng đã nhận được sự hỗ trợ từ Dự án FIRST. Nhờ có Dự án FIRST, rất nhiều phòng thí nghiệm sinh học phân tử đã được đầu tư trang thiết bị một cách bài bản, hiện đại, sánh tầm với các phòng thí nghiệm của các nước trên thế giới và khu vực. Qua đó, năng lực của các cán bộ khoa học cũng được phát huy, làm chủ các công nghệ tiên tiến, hiện đại.

Tin, ảnh: Hạnh Nguyên


 


 


 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner