KH&CN địa phương Thứ sáu, 29/03/2024 , 08:03 am
Cập nhật : 20/05/2022 , 17:05(GMT +7)
Khai trương Sàn giao dịch công nghệ và Điểm kết nối cung cầu công nghệ tại Thừa Thiên Huế
Các đại biểu cắt băng khai trương
Ngày 18/5/2022 tại TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức khai trương Sàn giao dịch công nghệ và Điểm kết nối cung cầu công nghệ tại Thừa Thiên Huế.

Tham dự Lễ Khai trương, về phía Bộ KH&CN có Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang cùng lãnh đạo một số Vụ, Cục trực thuộc Bộ. Về phía địa phương có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Uỷ viên thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Lãnh đạo Sở KH&CN và các sở ban ngành, các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp trong tỉnh. Ngoài ra còn có sự tham dự trực tuyến của cơ quan KH&CN, doanh nghiệp tại điểm cầu Hàn Quốc, điểm cầu kết cung cầu công nghệ Toàn cầu tại Hà Nội.

Từ năm 2016 đến nay, Cục Ứng dụng và Phát triển Công nghệ đã phối hợp với các Sở Khoa học và Công nghệ tại một số địa phương thành lập 13 Điểm kết nối cung - cầu công nghệ, đại diện cho các vùng địa phương trong cả nước. Các điểm kết nối bước đầu đã thực hiện hiệu quả trong việc xúc tiến hoạt động ứng dụng, đổi mới và chuyển giao công nghệ như: Trung bình mỗi năm tiếp nhận khoảng 30 nhu cầu công nghệ. Cơ sở dữ liệu nguồn cung công nghệ với hơn 300 công nghệ sẵn sàng chuyển giao ở nhiều lĩnh vực, hơn 80 chuyên gia từ các viện, trường, doanh nghiệp; Tổ chức gần 3.000 cuộc kết nối trực tiếp và trực tuyến, hơn 300 đoàn tham quan, tiếp đón hơn 10.000 lượt khách; Hơn 600 công nghệ được trình diễn và giới thiệu tại các Điểm kết nối hoặc được các Điểm kết nối mang đi giới thiệu tại các sự kiện như: Techdemo, Techconnect, Techfest, Techmart... Hơn 50 hội thảo, tọa đàm giới thiệu, tư vấn về công nghệ đã diễn ra…. Hoạt động của các Điểm kết nối đã phần nào giúp tăng nhanh giá trị giao dịch hàng hóa KH&CN trên thị trường nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ và thúc đẩy các chủ thể liên quan tham gia vào các hoạt động của thị trường và liên thông thị trường KH&CN trong nước với các thị trường KH&CN khu vực và thế giới.

Thừa Thiên Huế là một trong năm tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đây là địa bàn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh đối với cả khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên nói riêng, cả nước nói chung. Thừa Thiên Huế cũng là 1 tỉnh có nhiều trường đại học, cao đẳng trực thuộc Đại học Huế, là trung tâm đào tạo cán bộ quản lý, các nhà khoa học cho khu vực miền Trung - Tây Nguyên và nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.

Với mục tiêu gắn kết giữa vai trò và tác động của KH&CN với điều kiện, lợi thế của từng vùng, địa phương để tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung, việc thành lập Điểm kết nối cung - cầu công nghệ khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên tại Thừa Thiên Huế là Điểm thứ 14 trong cả nước là việc hết sức có ý nghĩa, thông qua hoạt động kết nối cung - cầu công nghệ giữa một trong những trung tâm nghiên cứu, đào tạo lớn của cả nước với một khu vực có nhiều tiềm năng phát triển.

Việc thành lập Điểm kết nối công nghệ và Sàn giao dịch công nghệ của Thừa Thiên Huế là cần thiết và kịp thời. Đây sẽ là nơi tạo ra tính lan tỏa, tác động và kết nối kịp thời giữa trường đại học, cơ quan nghiên cứu với doanh nghiệp, tổ chức KH&CN; là nơi để tổ chức các hoạt động tư vấn, đánh giá, lựa chọn, liên kết, hợp tác ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ nhằm đẩy nhanh việc ứng dụng kết quả nghiên cứu, các công nghệ mới vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao và bền vững cho tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, khu vực duyên hải miền Trung - Tây Nguyên và cả nước nói chung.

Tại Lễ Khai trương, Điểm kết nối cung cầu công nghệ Toàn cầu thuộc Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ phối hợp Điểm kết nối cung cầu công nghệ Thừa Thiên Huế tổ chức buổi kết nối trực tuyến giữa Công ty TNHH SBC Hoàng Gia - Thừa Thiên Huế và Công ty Golden Mountain Hàn Quốc về công nghệ chế biến bảo quản sâm bố chính. Hai bên đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) về chuyển giao công nghệ nuôi trồng, chế biến, bảo quản sâm.

Để hoạt động này mang lại hiệu quả thiết thực, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế cần tăng cường phối hợp chặt chẽ với Đại học Huế và các nhà khoa học, viện nghiên cứu trong và ngoài tỉnh, các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong khu vực để tiếp tục triển khai các kết quả từ Điểm kết nối, đặc biệt là các biên bản hợp tác, ghi nhớ, hợp đồng chuyển giao công nghệ sớm được thực hiện thành công.

Về phía Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ cùng với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Khoa học và Công nsẽ thường xuyên hỗ trợ, cung cấp, cập nhật về cơ sở dữ liệu công nghệ, chuyên gia công nghệ cho Điểm kết nối cung - cầu công nghệ không chỉ riêng Thừa Thiên Huế mà cho cả nước, có cơ chế liên kết hoạt động của các Điểm kết nối để thúc đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ, từng bước phát triển thị trường khoa học và công nghệ bền vững và hiệu quả.

Tin, ảnh: PV


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner