Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ ba, 05/11/2024 , 12:32 pm
Cập nhật : 14/01/2016 , 00:01(GMT +7)
KH&CN và đổi mới sáng tạo Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế
Sản phẩm của Đề tài KX06.06/11-15
Ngày 12/01, tại Hà Nội đã diễn ra buổi nghiệm thu Đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu, phân tích hệ thống khoa học, công nghệ và đổi mới/sáng tạo (STI) Việt Nam trong xu thế hội nhập khoa học và công nghệ quốc tế”, mã số KX06.06/11-15.

Tại buổi nghiệm thu, TS. Đào Thanh Trường, Chủ nhiệm đề tài cho biết, hệ thống KH&CN và đổi mới sáng tạo (STI) của Việt Nam có sự phát triển từ năm 1996 đến nay, tuy nhiên Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện các chính sách và mối liên kết giữa các thành phần trong hệ thống STI còn yếu. Đề tài KX06.06/11-15 được nghiên cứu nhằm nhận dạng hệ thống đổi mới quốc gia ở Việt Nam hiện nay trong bối cảnh hội nhập KH&CN quốc tế. Cùng với đó là phân tích vai trò của hệ thống KH&CN và đổi mới/sáng tạo đối với phát triển KT-XH cũng như đề xuất giải pháp chính sách nhằm thúc đẩy hệ thống KH&CN và đổi mới sáng tạo Việt Nam hội nhập KH&CN quốc tế…

Qua thời gian nghiên cứu, đề tài KX06.06/11-15 đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận và được hội đồng nghiệm thu đánh giá cao đó là: đã phân tích cơ sở lý luận về STI và nghiên cứu STI trong xu thế hội nhập KH&CN quốc tế; nghiên cứu hệ thống STI của một số quốc gia trên thế giới; phân tích hệ thống STI ở Việt Nam và vai trò của hệ thống STI đối với phát triển KT-XH; giải pháp chính sách thúc đẩy hệ thống STI ở Việt Nam trong xu thế hội nhập KH&CN quốc tế. 

Sách doanh nghiệp KH&CN từ lý luận đến thực tiễn, sản phẩm của Đề tài KX06.06/11-15

Đề tài KX06.06/11-15 dựa trên các phương pháp nghiên cứu đã nhận định được bức tranh tổng thể về hệ thống STI của Việt Nam trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. 

Thông qua khảo sát thực tiễn, Đề tài nhận thấy những đặc điểm riêng của từng thành phần trong hệ thống STI của Việt Nam: trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp. Hệ thống STI của Việt Nam có 3 điểm chính: mối quan hệ “đào tạo – nghiên cứu – sản xuất” còn rời rạc, tách biệt nhau; chưa có cách thức liên kết thực sự giữa các khu vực trong hệ thống STI của Việt Nam giữa viện – trường – doanh nghiệp; hệ thống STI Việt Nam còn mang nặng dấu ấn của một hệ thống STI do Nhà nước quản lý.

Đề tài đã đưa ra định hướng chính sách nhằm phát triển hệ thống STI của Việt Nam: tái cấu trúc STI là một tất yếu khách quan trên con đường cải cách từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường. Nội dung cơ bản của tái cấu trúc là tái tạo mối liên hệ hữu cơ giữa đào tạo - nghiên cứu - sản xuất trên cơ sở xác lập quyền tự trị của hệ thống STI. Nhà nước đóng vai trò duy nhất là quản lý vĩ mô hệ thống STI như đối với mọi hoạt động xã hội khác. 

Từ thực trạng hoạt động STI và chính sách STI của Việt Nam, Đề tài đã đưa ra những khuyến nghị chính sách: Tái tạo mối quan hệ giữa đào tạo – sản xuất – nghiên cứu trên cơ sở tái cấu trúc; giải pháp chính sách thúc đẩy hoạt đọng STI trong các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp; tăng cường liên kết giữa các thành phần thuộc hệ thống STI; giải pháp chính sách tăng cường năng lực của nhân lực tham gia nghiên cứu và phân tích chính sách STI của Việt Nam.

Với những kết quả đạt được, đề tài đã được Hội đồng đánh giá cao, nghiệm thu đạt loại Xuất Sắc.

Tin, ảnh: Bảo Chi

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner