Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
KH&CN địa phương Thứ sáu, 01/11/2024 , 06:17 pm
Cập nhật : 01/10/2011 , 08:10(GMT +7)
KH&CN góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo: KH&CN giúp kinh tế Thủ đô phát triển nhanh, bền vững
Các sản phẩm công nghệ, dây chuyền sản xuất, giải pháp công nghệ mới,… ứng dụng vào thực tiễn đã giúp nâng cao năng lực công nghệ, năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập quốc tế Thủ đô Hà Nội thời gian qua. Chủ tịch UBND Tp. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã nhận định như vậy tại buổi làm việc giữa Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân với UBND Tp. Hà Nội mới đây.

70% kết quả nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Phó Chủ tịch UBND Tp. Hà Nội cho biết, từ năm 2006 – 2010, Thành phố đã triển khai 545 đề tài nghiên cứu và 36 dự án sản xuất thử nghiệm. Tỷ lệ ứng dụng kết quả vào thực tiễn của các đề tài khoảng 70% và dự án là 100%.

Có được những thành công đó, theo Chủ tịch UBND Tp. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo , thời gian qua Thành ủy đã có các chương trình kế hoạch cụ thể, cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển KH&CN. Trong các Nghị quyết của Thành phố, KH&CN luôn được nhắc đến như một trong những nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy kinh tế nhanh và bền vững.

Cụ thể như đầu tư cho phát triển KH&CN của Thành phố hàng năm hiện chiếm tới 2% tổng chi ngân sách. 5 năm qua, Hà Nội đầu tư cho lĩnh vực này hơn 1.730 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát triển hơn 1.000 tỷ đồng, chiếm 61% tổng kinh phí tổng kinh phí đầu tư cho KH&CN. Các cơ chế giao nhiệm vụ, cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập, cơ chế đánh giá kết quả,… được quy định rõ ràng và thực hiện tốt.

Cũng theo ông Nguyễn Thế Thảo, thời gian qua Hà Nội đã thực hiện, kết hợp nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển KH&CN trong đó có các giải pháp nổi bật như tăng cường thu hút các lực lượng tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Khuyến khích các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã tham gia đặt hàng và trực tiếp triển khai thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học vào giải quyết các vấn đề bức xúc, nóng bỏng thuộc ngành, lĩnh vực và địa bàn mình quản lý.

Bên cạnh đó, Thành phố còn thường xuyên tổ chức hội nghị phối hợp giữa 3 nhà là nhà quản lý, nhà khoa học và nhà sản xuất, kinh doanh nhằm tạo sự gắn kết giữa hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với quản lý và sản xuất kinh doanh, thúc đẩy chuyển giao công nghệ.

Ưu tiên nghiên cứu, phát triển công nghệ cao

Theo định hướng nghiên cứu, phát triển KH&CN của Thành phố giai đoạn 2011 – 2015, Thành phố sẽ triển khai thực hiện các chương trình sản phẩm hội tụ được nhiều ngành chuyên môn sâu, tạo ra những công nghệ, dây chuyền, thiết bị đồng bộ mang thương hiệu Hà Nội; tập trung nghiên cứu các sản phẩm mũi nhọn, sản phẩm ưu tiên thuộc các lĩnh vực cơ khí, tự động hóa, điện tử, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông tin và công nghệ môi trường; tăng cường hoạt động nghiên cứu chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ;…

 

 

Hệ thống thiết bị nạo vét bùn cho các sông thoát nước đã kè bờ của Tp. Hà Nội. 


Hà Nội cũng dự kiến sẽ nghiên cứu KH&CN để phát triển một số sản phẩm quốc gia. Cụ thể, nghiên cứu, thiết kế các sản phẩm khuôn mẫu công nghệ cao, các chi tiết máy, dây chuyền đồng bộ tự động phục vụ sản xuất của các ngành: bia, giấy, xi măng, chế biến thực phẩm, công nghiệp phụ trợ, sản xuất nông nghiệp, xử lý môi trường, công nghiệp tiêu dùng,…; xây dựng ngành thiết kế, sản xuất ô tô tải, ô tô chở người 5 – 7 chỗ và tỷ lệ nội địa hóa cao thay thế nhập khẩu, tiến tới làm chủ thiết kế, sản xuất hoàn toàn trong nước; nghiên cứu, thiết kế, chế tạo xe ô tô điện tiết kiệm năng lượng;…

 

Ngành KH&CN Hà Nội cũng hướng đến nghiên cứu thiết kế và đặt hàng gia công chip chuyên dụng giá trị gia tăng cao ứng dụng cho các hệ thống tự động hóa, các thiết bị thông tin, thiết bị tiết kiệm năng lượng, thẻ nhận dạng vô tuyến và đồ điện dân dụng, đồ chơi trẻ em; phát triển công nghiệp phần mềm thành công nghiệp chủ lực sản xuất, gia công các phần mềm phục vụ cải cách hành chính, phát triển kinh tế - xã hội và xuất khẩu; nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, bệnh viện, công nghiệp.

Các sản phẩm thuộc lĩnh vực vật liệu TP Hà Nội sẽ hướng đến như ống cac bon nano; hợp kim nhôm A356 cho chế tạo động cơ nổ, ô tô, xe lửa…; nhựa, gốm siêu bền; vật liệu polyme blend và polyme composit dùng chế tạo các loại chi tiết chịu áp lực và chống mài mòn, chế tạo các loại chi tiết ô tô, xe máy; vật liệu biến tính cao su thiên nhiên Việt Nam; vật liệu Graphite nhiệt phân dùng để chế tạo các loại lò nhiệt luyện; vật liệu gia cố nền móng, mặt đường đối với các công trình đường giao thông thường xuyên bị ngập úng;…

Hà Nội có 26 đơn vị trực thuộc Thành phố, 410 đơn vị trực thuộc các sở, ban, ngành và 2.220 đơn vị trực thuộc UBND các quận, huyện, thị xã. Trong đó có 6 đơn vị hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, khoảng 285 đơn vị, tổ chức KH&CN được cấp phép hoạt động theo Nghị định 81/2002/NĐ-CP và Luật KH&CN.

 

Bài, ảnh: Nguyễn Hạnh 

 

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner