Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
KH&CN địa phương Thứ sáu, 01/11/2024 , 08:34 pm
Cập nhật : 17/12/2010 , 14:12(GMT +7)
KH&CN - “đòn bẩy” sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở Bắc Giang
Mô hình nuôi cá, gia cầm mang lại hiệu quả cao ở Lục Ngạn
Nhờ tích cực áp dụng khoa học và công nghệ (KH&CN), Bắc Giang đã có những kết quả nổi bật, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh. Đến nay, Bắc Giang có 10 hàng hóa đã và đang được xây dựng chỉ dẫn địa lý, xác lập chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể và được coi là sản phẩm KH&CN trọng tâm cần xây dựng thương hiệu, mở rộng quy mô, tập trung vào sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

KH&CN tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Trong 5 năm, tỉnh đã thực hiện 342 đề tài, dự án KH&CN. Nhờ tích cực áp dụng KH&CN, xây dựng các mô hình chuyển giao khoa học kỹ thuật, toàn tỉnh đã có khoảng 29.000 hộ nông dân đạt thu nhập trên 50 triệu đồng/năm; tổ chức hơn 13.000 lớp chuyển giao công nghệ, xây dựng 1.426 mô hình trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản.

Đến nay, có 10 hàng hóa đã và đang được xây dựng chỉ dẫn địa lý và xác lập chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể. Đây không chỉ là những sản phẩm đặc sản của tỉnh mà còn được xác định là những sản phẩm KH&CN trọng tâm cần được quảng bá, xây dựng thương hiệu để nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước biết đến.

Giám đốc sở KH&CN Bắc Giang Hà Văn Quê cho biết, nhiều đề tài, dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới về công nghệ sinh học, công nghệ sau thu hoạch, biện pháp canh tác, giống cây trồng, vật nuôi được đưa vào thử nghiệm và nhân rộng. Qua việc thực hiện dự án “Thâm canh tăng năng suất lúa theo phương pháp SRI tại huyện Yên Dũng”, từ diện tích ban đầu 440 ha, đến nay đã mở rộng lên 4.500ha, năng suất lúa bình quân tăng trên 20% so với kỹ thuật canh tác thông thường, đồng thời giảm đáng kể công lao động, giống, thuốc bảo vệ thực vật.

Dự án “Sản xuất vải thiều thực hiện chỉ dẫn địa lý gắn với canh tác theo tiêu chuẩn VIETGAP ở Lục Ngạn” giúp tăng diện tích từ 150 ha thử nghiệm lên hơn 4.000 ha. Vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn VIETGAP có mầu sắc đẹp, quả mọng, không bị sâu cuống, giá thành cao, trung bình đạt 17,5 nghìn đồng/kg, trong khi nếu canh tác theo phương pháp thông thường có giá trung bình 13,5 nghìn đồng/kg. Bình quân 1ha vải thiều có năng suất đạt khoảng 7 tấn.

Dự án sản xuất củ giống khoai tây sạch bệnh, thâm canh một số giống khoai tây mới ở Yên Dũng đã giúp nhiều hộ nông dân chủ động được loại giống đảm bảo chất lượng. được các địa phương nhân rộng, hình thành vùng sản xuất khoai tây hàng hóa; Dự án xây dựng mô hình sản xuất dưa chuột bao tử, cà chua, ngô, rau vụ Đông được xem là cơ sở khoa học nhằm quy hoạch, xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu của tỉnh;…

                  

                    Mô hình nuôi lợn nái, lợn thịt của hộ ông Nguyễn Văn Lục, thôn Thanh Hùng,

                      xã Trù Hựu (Lục Ngạn) mỗi năm thu lãi hơn 200 triệu đồng. Ảnh: Hương Giang

Trong chăn nuôi, đã xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng KH&CN nhằm phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá; tập trung nghiên cứu và đẩy mạnh phát triển đàn ong, đàn bò nuôi thịt; đưa vào ứng dụng, thử nghiệm một số giống gia cầm đặc sản như: nuôi thử nghiệm gà Sao, gà chuyên trứng, gà làm thuốc, gắn liền gà đồi; đưa giống bò lai Sind để cải tạo đàn bò địa phương tại một số huyện trong tỉnh; phát triển đàn lợn hướng nạc và siêu nạc, nuôi thử nghiệm lợn rừng sinh sản, nhím, dế…;

Nhiều giống thủy sản quý có giá trị kinh tế cao được đưa vào nuôi thử nghiệm như: cá Lăng Chấm, cá Điêu Hồng, cá Anh Vũ, cá Hồi,... Trung tâm giống thủy sản Bắc Giang đã nghiên cứu thành công, chủ động sản xuất được giống cá rô phi đơn tính và nhiều loại cá khác phục vụ nhu cầu nuôi thủy sản của nhân dân trong tỉnh.

Hướng tới phát triển nông nghiệp hàng hóa là trọng tâm

Nói về kinh nghiệm gắn kết nghiên cứu với sản xuất, ông Hà Văn Quê cho biết, Sở đã tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm như đề án giống cây, con mới; sản phẩm hàng hóa lớn. Đồng thời tạo và duy trì tốt mối liên kết “4 nhà” trong triển khai các chương trình nghiên cứu, ứng dụng KH&CN vào sản xuất và đời sống, đặc biệt là việc phối hợp doanh nghiệp với các trang trại, gia trại nông nghiệp.

Cũng theo ông Quê, phát triển nông nghiệp hàng hóa là trọng tâm của Bắc Giang trong giai đoạn tiếp theo. Cụ thể, tỉnh sẽ lựa chọn và đưa nhanh các loại giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, tạo ra những vùng chuyên canh lúa, cây ăn quả, thực phẩm sạch phù hợp với điều kiện của từng vùng để sản xuất hàng hóa; Tăng cường cơ giới hóa và các tiến bộ KH&CN vào các khâu như: làm đất, thủy lợi, thâm canh mùa vụ, thu hoạch, bảo quản chế biến, tiêu thụ sản phẩm để nâng cao năng suất chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu; Tiếp tục đưa các giống gia cầm, thủy sản có giá trị kinh tế cao vào sản xuất; Chú trọng đưa công nghệ sinh học để phục vụ trực tiếp các hoạt động sản xuất, phát triển nghề trồng nấm, xử lý chất thải vệ môi trường bằng chế phẩm sinh học;…

 

Nguyễn Hạnh


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner