Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
KH&CN địa phương Thứ sáu, 01/11/2024 , 10:24 pm
Cập nhật : 28/09/2010 , 09:09(GMT +7)
KH&CN: Nền tảng phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng
Mô hình sản xuất giống, nuôi trồng và chế biến nấm
Hiện nay đội ngũ cán bộ KH&CN tại nhiều đơn vị, doanh nghiệp KH&CN vùng ĐBSH đã làm chủ được các công nghệ tiên tiến trong nhiều lĩnh vực.

Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) là vùng đất rộng lớn nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng bao gồm 11 tỉnh, thành phố. Sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành chính, tỉ lệ người dân sống phụ thuộc vào nông nghiệp vẫn chiếm khoảng 75% (đất canh tác  khoảng 760.000ha). Những năm qua, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích ứng dụng KH&CN vào sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp.

Điểm sáng ứng dụng tiến bộ KH&CN trong nông nghiệp

Trong số đó, có thể kể đến các quy trình công nghệ sản xuất hạt giống và thâm canh 2 giống lúa ĐB5, ĐB6 đã được chuyển giao, ứng dụng sản xuất đại trà tại một số địa phương miền Bắc và miền Trung. Khả năng thích ứng rộng, năng suất cao (6-8 tấn/ha/vụ) của hai giống lúa này giúp hàng vạn nông dân tăng thu nhập, tạo điều kiện cho việc chủ động nguồn giống để thay thế giống cũ. Các tỉnh miền Bắc như Hưng Yên, Bắc Giang, Hà Nội, Phú Thọ, Thái Bình, Hải Dương… và nhiều tỉnh miền Trung đã đưa 2 giống lúa này vào cơ cấu giống chính thức của địa phương mình.

Các nhà khoa học cũng đã xây dựng được quy trình công nghệ dự báo lũ cho hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình với việc ứng dụng các công nghệ dự báo tiên tiến. Kết quả này đã được kiểm chứng trong việc dự báo lũ trong 2 năm qua tại Trung tâm dự báo Khí tượng thuỷ văn Trung ương (2008-2009).  Nhiều tiến bộ khoa học-kỹ thuật đã được chuyển giao, ứng dụng rộng rãi tại các tỉnh ĐBSH.

Viện Nghiên cứu rau quả (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) đã lựa chọn 5 chủng loại hoa và chuyển giao công nghệ, các tiến bộ kỹ thuật có khả năng ứng dụng tốt trong trồng hoa cho nông dân tỉnh Hưng Yên. Thu nhập của người dân trồng hoa đạt 220-250 triệu đồng/ha, gấp 11-12 lần so với trồng lúa; chuyển giao quy trình sản xuất giống cúc, đồng tiền, phong lan bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật và xây dựng 3 mô hình sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao tại Thái Bình, thu nhập từ mô hình này tăng 2,5 lần so với thông thường. Một số địa phương khác cũng đã được chuyển giao công nghệ như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh…

Trong nuôi trồng, chế biến thuỷ sản, lần đầu tiên các nhà khoa học đã nghiên cứu, tạo ra giống tôm sú hoàn toàn sạch bệnh. Hiện tại, số lượng tôm sạch bệnh được tạo ra khoảng 8 triệu con (đủ cung cấp cho vùng Bắc Trung Bộ). Nhờ đó, Việt Nam có điều kiện nâng cao chất lượng tôm, mở rộng thị trường xuất khẩu tôm sang Nhật Bản và nhiều nước khác.

Công nghiệp có nhiều bước tiến lớn

Ông Bùi Quang Vinh - Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp của Văn phòng các chương trình trọng điểm cấp nhà nước - cho biết, hiện nay đội ngũ cán bộ KH&CN tại nhiều đơn vị, doanh nghiệp KH&CN vùng ĐBSH đã làm chủ được các công nghệ tiên tiến trong nhiều lĩnh vực.

Việc chế tạo thành công cẩu 1.200 tấn và hệ thống xylanh thuỷ lực phục vụ thuỷ điện Sơn La thay thế hàng nhập ngoại đã rút ngắn thời gian thi công. Một thành tựu khác là thiết kế, chế tạo, vận hành thành công máy biến áp 220kv, công suất lớn tới 250MVA với giá thành chỉ khoảng 2 triệu USD (so với nhập khẩu 2,4 triệu USD).

Trong lĩnh vực cơ khí mỏ,  các nhà khoa học đã sản xuất thử được 80 bộ dàn chống tự hành trong khai thác than với giá thành chỉ bằng 75% giá nhập ngoại. So với công nghệ khai thác trước đây, công nghệ này giảm thất thoát từ 25-30% xuống còn 10-15%, giảm tai nạn hầm lò. Năm 2009, đã có nhiều hợp đồng chuyển giao công nghệ này (trị giá trên 240 tỉ đồng) được ký kết tại Chợ công nghệ và thiết bị Việt Nam ASEAN+3.

Một số ứng dụng của công nghệ nano cũng đã được nghiên cứu, thực hiện và có kết quả tốt như công nghệ tạo ra vật liệu nano chitosan. Sản phẩm nano chitosan được ứng dụng trong nông nghiệp làm tăng năng suất lúa từ 5 đến 10%. Chi phí sản xuất thấp khi sử dụng vật liệu này tạo điều kiện tăng thu nhập cho hàng vạn hộ nông dân tại đồng bằng Bắc bộ.

Hoàng Khuê


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner