Hoạt động KH&CN Thứ sáu, 26/04/2024 , 08:54 pm
Cập nhật : 26/11/2019 , 17:11(GMT +7)
Hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin
Tiến sĩ Erik Lithander - Phó Hiệu trưởng University of Bristol phát biểu tại sự kiện.
Ngày 26/11/2019, tại Hà Nội, Công ty TNHH Một thành viên Vắc-xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) đã tổ chức Họp báo nhằm giới thiệu các công nghệ mới được chuyển giao từ Đại học Bristol, Anh Quốc sẽ được VABIOTECH ứng dụng nghiên cứu, sản xuất một số loại vắc xin phòng chống bệnh dịch cúm gia cầm và bệnh dại tại Việt Nam.

VABIOTECH và Đại học Bristol là đối tác trong Tổ hợp Nghiên cứu sản xuất vắc-xin mới (FVMR Hub), một sáng kiến hợp tác do trường Imperial College London khởi xướng và được hỗ trợ bởi EPSRC (Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Tự nhiên và Kỹ thuật). FVMR Hub là ý tưởng nhận được tài trợ 10 triệu bảng Anh (gần 300 tỉ đồng) từ Bộ Y tế và Chăm sóc xã hội Anh, được quản lý kỹ thuật bởi Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Tự nhiên và Kỹ thuật, chính thức đi vào hoạt động từ tháng 12/2017. Mục tiêu chính của FVMR Hub là nghiên cứu và phát triển các loại vắc-xin mới có chi phí thấp, phù hợp với người dân ở các nước thu nhập thấp hoặc trung bình, và đồng hành cùng cam kết của Vương quốc Anh trong việc cung cấp Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).  

Giáo sư Imre Berger, Giám đốc Trung tâm Vi Sinh vật học, Đại học Bristol chia sẻ tại sự kiện. 
 
Giáo sư Imre Berger, Giám đốc Trung tâm Vi Sinh vật học (Max Planck Bristol Centre for Minimal Biology) tại đại Đại học Bristol cho rằng, các nước đang phát triển nhanh chóng như Việt Nam, có một khả năng to lớn sản xuất được vắc-xin để đáp ứng nhu cầu trong nước. "Mục đích của chúng tôi khi làm việc với VABIOTECH là chia sẻ kiến thức nhằm hỗ trợ và thúc đẩy việc phát triển vắc-xin thế hệ mới đặc thù cho Việt Nam. Các công nghệ mới sẽ giúp rút ngắn thời gian, chi phí và nâng cao chất lượng vắc-xin", Giáo sư Imre Berger cho biết. 
Các nhà khoa học từ VABIOTECH đang tham gia chương trình đào tạo của Giáo sư Berger và nhóm làm việc của ông đối với MultiBac, một công nghệ sản xuất tái tổ hợp hiệu năng cao do nhóm của Giáo sư Berger tiên phong thiết lập. MultiBac đặc biệt thích hợp cho sản xuất vắc-xin mới với sản lượng lớn trên các tế bào côn trùng có thể dễ dàng nuôi cấy với chi phí thấp. Mục tiêu là nắm vững kỹ thuật MultiBac và triển khai công nghệ này trên hệ thống lên men sinh học quy mô lớn tại Việt Nam. 
Tiến sĩ Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch, Giám đốc VABIOTECH phát biểu tại sự kiện. 
 
Hợp tác với VABIOTECH và được FVMR Hub hỗ trợ, Giáo sư Berger đang hướng tới mục tiêu sử dụng MultiBac để sản xuất vắc-xin phòng cúm đại dịch (cúm gia cầm), phòng ngừa bệnh dại và các căn nguyên gây bệnh khác.
“VABIOTECH đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng MultiBac để sản xuất vắc-xin phòng cúm gia cầm. Như chúng ta đều biết, từ vài năm trước đây, bắt đầu tại Việt Nam, dịch cúm gia cầm đã nhanh chóng bùng phát ra toàn thế giới đe doạ sức khoẻ con người“, Giáo sư Berger lý giải. “Trong khi vẫn còn tiềm tàng các mối đe dọa của cúm gia cầm tại Việt Nam, thì việc triển khai một loại vắc-xin phù hợp có thể giúp ngăn ngừa đại dịch trong tương lai”.
 
 
Tiến sĩ Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch, Giám đốc VABIOTECH cho biết, "Là nhà sản xuất vắc-xin hàng đầu tại Việt Nam, mục tiêu của chúng tôi là ngăn chặn, loại trừ và dần thanh toán các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Chúng tôi rất vui mừng chào đón Giáo sư Berger đến thăm và làm việc tại VABIOTECH. Chúng tôi mong muốn sớm sử dụng công nghệ mang tính đột phá này để sản xuất vắc-xin mới tại Việt Nam”.  
 

VABIOTECH là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh vắc-xin, sinh phẩm dùng cho người ở Việt Nam như các loại sinh phẩm chẩn đoán, các loại sinh phẩm điều trị, dược mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dịch vụ tiêm chủng, chăm sóc sức khỏe... 

Hiện tại, VABIOTECH sản xuất và kinh doanh 4 sản phẩm chính là vắc-xin viêm gan A, vắc-xin viêm gan B, vắc-xin viêm não Nhật Bản và vắc-xin Tả uống. Vắc-xin do VABIOTECH sản xuất được sử dụng trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia tại Việt Nam, cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu.

 
Tin, ảnh: Hạnh Nguyên 
 

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner