KH&CN địa phương Thứ bảy, 27/04/2024 , 08:51 am
Cập nhật : 01/12/2014 , 17:12(GMT +7)
Hội thảo Khoa học và Công nghệ cơ sở tỉnh Thái Nguyên
Toàn cảnh Hội thảo
Trong khuôn khổ Lễ công bố nhãn hiệu chứng nhận “Gà đồi Phú Bình”, sáng 1/12, tại Thái Nguyên, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Thái Nguyên đã phối hợp với UBND Huyện Phú Bình tổ chức Hội thảo KH&CN cơ sở tỉnh Thái Nguyên năm 2014.

Tại Hội thảo, ông Phạm Quốc Chính – Phó Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Thái Nguyên cho biết: trong năm qua, đã có 27 dự án, mô hình ứng dụng KH&CN do UBND cấp huyện chủ trì, với sự hỗ trợ từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học của tỉnh trên 5,7 tỷ đồng. Nhiều dự án mô hình thâm canh cây, con giống mới, áp dụng tiến bộ KH&CN xuất phát từ nhu cầu và thế mạnh của địa phương nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Các mô hình dự án đã đem lại hiệu quả kinh tế cao như: mô hình thâm canh lúa lai, cánh đồng một giống ở Phú Bình, Phổ Yên và một số huyện khác đã làm ổn định vấn đề an ninh lương thực; Mô hình chè VietGAP ở Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, Thành phố Thái Nguyên đã làm tăng hiệu quả kinh tế và khẳng định giá trị của nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên”; Mô hình Khoai tây ở Định Hóa, Phú Bình,…; Phát triển chăn nuôi gà thả vườn ở Phú Bình, Phổ Yên, Sông Công, Định Hóa; Mô hình trồng cây thanh long, trồng Hoa Lily chất lượng cao ở Thành Phố Thái Nguyên, đem lại hiệu quả kinh tế cao lên đến 300-400 triệu/ ha.

Việc áp dụng các tiến bộ KH&CN thông qua các mô hình, dự án đã nâng cao trình độ của nông dân, giá trị của sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các mô hình ứng dụng KH&CN đang phát triển và nhân rộng theo hướng sản xuất hàng hóa, phát huy thế mạnh của địa phương góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, đồng thời đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Trong lĩnh vực quản lý về Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng ở cơ sở thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra trên địa bàn như: trạm bơm xăng dầu, cân các loại, xây dựng trạm cân đối chứng tại các chợ, phòng chống hàng giả, hàng nhái. Đặc biệt, trong năm 2013- 2014, UBND các huyện đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9001:2008 vào hoạt động tại các cơ quan hành chính.

Ngoài ra, trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, nhằm tôn vinh, quảng bá và nâng cao giá trị cho sản phẩm nông sản của địa phương, UBND các huyện đã phối hợp với Sở KH&CN triển khai xây dựng và được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho một số sản phẩm của địa phương như Chè Thái Nguyên, gạo bao thai Định Hóa, Chè Trại Cài, lúa nếp Thầu Dầu, Nấm Thái Nguyên, chè La Bằng, Chè Vô tranh, Chè Phổ Yên,… Đặc biệt, trong năm 2014 đã có 02 nhãn hiệu chứng nhận được cấp đó là nhãn hiệu chứng nhận “Miến Việt Cường Hóa Thượng” và nhãn hiệu chứng nhận “Gà đồi Phú Bình”.

Trong thời gian tới, theo ông Phạm Quốc Chính cần chú trọng đầu tư cho công tác nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất nông nghiệp, ưu tiên cho các vùng sản xuất sản phẩm chủ lực nhằm phát huy thế mạnh của địa phương, coi đây là khâu đột phá trong sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn.

Bên cạnh đó, các huyện cần chủ động nhân rộng các mô hình đã thành công, nhằm phát huy lợi thế của từng địa phương, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa phục vụ cho thị trường tiêu thụ, hướng tới các mặt hàng nông sản sạch, an toàn góp phần tăng thu nhập cho người dân từ nguồn nghiên cứu phát triển KH&CN của tỉnh.

Tin, ảnh: Ánh Tuyết

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner