Hoạt động KH&CN Thứ năm, 25/04/2024 , 07:26 am
Cập nhật : 17/10/2014 , 23:10(GMT +7)
Hội thảo Công nghệ NEMS/MEMS và Ứng dụng
Toàn cảnh Hội thảo
Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng 30 năm ngày thành lập Viện Ứng dụng Công nghệ, ngày 17/10, tại Đại học Bách khoa Hà Nội, Trung tâm Công nghệ Vi điện tử và Tin học IMET (Viện Ứng dụng Công nghệ, Bộ KH&CN) đã tổ chức Hội thảo Công nghệ NEMS/MEMS và Ứng dụng.

Hội thảo đồng thời được tổ chức trong khuôn khổ nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo nghị định thư, đề tài “Thiết kế chế tạo nguyên mẫu thiết bị di động có độ nhạy cao và độ giới hạn phát hiện nhỏ trên tinh thể quang tử silic khối và silic xốp dùng để phát hiện ô nhiễm Asen trong nước”, giai đoạn 2014-2016.

Tham dự và trình bày tham luận tại Hội thảo có các giáo sư và chuyên gia Đài Loan đến từ trường Đại học Quốc gia Thanh Hoa NTHU, Đài Loan, một số giáo sư, chuyên gia Việt Nam đến từ các trường Đại học, các Viện nghiên cứu, trong lĩnh vực MEMS, NEMS và linh kiện, cùng các nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực liên quan.

Các báo cáo tại Hội thảo tập trung vào các chủ đề như: Các linh kiện quang tử Si/Ge tích hợp để  kết nối quang học tốc độ cao; Nghiên cứu cảm biến quán tính tích hợp MEMS 3 bậc tự do; Điều chỉnh cơ chế các bộ cộng hưởng vòng quang học; Cảm biến hơi trên cơ sở vi lỗ silic xốp để xác định dung dịch dung  môi; Thiết kế và chế tạo cảm biến sinh học kiểu vi lưu từ vi kênh PDMS và ba điện cực để đo thực nghiệm điện hóa;…

Buổi chiều cùng ngày, các giáo sư Đài Loan đã trao đổi với cán bộ/sinh viên Việt Nam về cơ hội học tập/nghiên cứu tại trường Đại học Quốc gia Thanh Hoa (NTHU).

Đại diện trường Đại học Quốc gia Thanh Hoa, Đài Loan báo cáo tại Hội thảo

Được biết, MEMS (MicroElectromechanical systems) là các linh kiện rất nhỏ hoặc các nhóm thiết bị rất nhỏ có thể được tích hợp cả hai thành phần cơ khí và điện tử. Công nghệ MEMS đã được gây dựng và phát triển tốt. Các linh kiện MEMS thâm nhập ngày càng nhiều vào các thiết bị phục vụ cuộc sống hàng ngày trong tất cả các lĩnh vực. Thị trường MEMS ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp điện thoại di động, ô tô, hàng không vũ trụ, và gần đây là lĩnh vực sinh học và y tế.

Tin, ảnh: Hồng Hiền

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner