Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Thứ tư, 15/01/2025 , 09:35 pm
Cập nhật : 24/11/2021 , 14:11(GMT +7)
Hoạt động đo lường: Đảm bảo công bằng, minh bạch
Hoạt động kiểm tra độ chính xác của công tơ điện
Không chỉ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước, hoạt động đo lường còn có vai trò quan trọng đảm bảo sự công bằng, minh bạch trong xã hội.

Theo TS. Hà Minh Hiệp - Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ), trên thực tế, hoạt động đo lường không hề xa vời mà liên quan mật thiết đến đời sống thường nhật và có ảnh hưởng, phạm vi rộng lớn.

Dẫn chứng về tính gần gũi của hoạt động đo lường, TS. Hà Minh Hiệp cho rằng, hằng ngày, chúng ta vẫn đi chợ để mua thực phẩm, đổ xăng tại các cửa hàng xăng dầu, đi khám chữa bệnh, đi siêu thị và không ít người phân vân rằng, vậy lượng hàng, lượng xăng hay gói bánh kẹo mua ở siêu thị có đủ cân hay không? Rồi khi di chuyển bằng taxi người ta quan tâm rằng, số tiền phải trả có tương ứng với quãng đường đã đi? Hay vì sao lại đo được các chỉ số huyết áp, nhiệt độ của cơ thể?

Đo lường chính là đáp án cho tất cả những phân vân trên. Cụ thể, để đảm bảo đúng lượng hàng hóa thì chiếc cân, cột bơm xăng, đồng hồ tính tiền taxi… phải được kiểm định; để đảm bảo cho kết quả khám chữa bệnh chuẩn xác thì nhiệt kế cũng phải được kiểm định; khối lượng của thực phẩm đóng gói sẵn được đảm bảo bằng những quy định chặt chẽ về hàng đóng gói sẵn…

“Còn rất nhiều ví dụ khác nữa là minh chứng cho thấy hoạt động đo lường đã từng bước góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước, đảm bảo công bằng trong thương mại, bảo vệ môi trường và sức khỏe nhân dân. Đồng thời là công cụ quan trọng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội”- TS. Hà Minh Hiệp cho hay.

Cùng chia sẻ về vấn đề trên, TS. Cao Xuân Quân - Viện trưởng Viện Đo lường Việt Nam (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - khẳng định, hoạt động đo lường đóng vai trò quan trọng đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong xã hội.

Đo lường tạo điều kiện thuận lợi cho công bằng thương mại thông qua các văn bản tiêu chuẩn hài hòa, các chuẩn đo lường nhất quán và các chứng chỉ được quốc tế chấp nhận. Ví dụ, một thiết bị đã được kiểm tra và phê duyệt để sử dụng ở một quốc gia cũng có thể được bán và sử dụng ở một quốc gia khác, mà không cần lặp lại thử nghiệm. Đo lường khoa học còn thúc đẩy sự đổi mới ngành công nghiệp và phát triển phương tiện đo lường tiên tiến.

Đo lường còn thể hiện vai trò trong hỗ trợ quản lý nhà nước bằng cách cung cấp các tài liệu tham khảo đo lường để tham vấn các chính sách, chỉ thị, đánh giá sự phù hợp và kiểm định. Ví dụ đo lường là công cụ bảo vệ người tiêu dùng trọng yếu, các kỹ thuật đo và phương tiện đo giúp xác định chính xác các kết quả đo của đồng hồ đo khí, điện và nước, cột đo nhiên liệu, phương tiện kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở, cân ở siêu thị...

Cuối cùng, đo lường giúp đáp ứng các mục tiêu xã hội, chẳng hạn như tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm tiêu thụ tài nguyên. Ví dụ, đồng hồ đo điện dạng cơ chuyển sang đồng hồ thông minh giúp tăng hiệu quả phù hợp với lưới điện thông minh và kiểm soát tiêu thụ hợp lý với dữ liệu sử dụng năng lượng có thể truy cập được dễ dàng; hay nghiên cứu đo lường các nguồn năng lượng mới (như nhiên liệu sinh học, khí thiên nhiên hóa lỏng…).

 

Nguồn tin: Báo Công Thương

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner