Ngày 09/6, tại Hà Nội đã diễn ra Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước Dự án “Sản xuất thử và phát triển giống cam sành không hạt LĐ 6 theo hướng VietGAP tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long” mã số KC.06.DA 01/11-15.
Mục tiêu nghiên cứu của dự án nhằm phát triển công nghệ sản xuất giống cam sành không hạt theo hướng VietGAP tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long; xây dựng được quy trình nhân giống và quy trình kỹ thuật canh tác cây cam sành không hạt LĐ96; sản xuất được 90.000 cây giống cam sành không hạt sạch bệnh đạt tiêu chuẩn xuất vườn; xây dựng 01 mô hình cam Sành đạt chứng nhận VietGAP với quy mô 7 – 9 ha, năng suất đạt > 10 tấn/ha (năm thứ 3) với chất lượng tốt.
Thành công của dự án đã mang lại hướng phát triển mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp, tạo cơ hội lựa cho bà con nông dân trong việc lựa chọn giống cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng.
TS. Võ Hữu Thoại, Chủ nhiệm dự án cho biết, Để sản xuất giống cam sành không hạt LĐ 6, nhóm nghiên cứu đã tiến hành ghép khảm và ghép chữ T có tỷ lệ mắt ghép sống là như nhau. Tuy nhiên, kiểu ghép khảm dễ thực hiện, thao tác ghép nhanh hơn kiểu ghép chữ T. Đồng thời, để cây giống cam sành không hạt có tỷ lệ cây xuất vườn cao nên chọn gốc ghép có tuổi gốc ghép từ 06 - 07 tháng tuổi. Cây giống cam sành không hạt LĐ6 được sản xuất đạt tiêu chuẩn cơ sở và có tỷ lệ xuất vườn >90%; cây giống khỏe và không nhiễm bệnh Greening, Tristeza.
Đặc biệt, với giống cam sành không hạt LĐ6 sau 3 năm trồng có thể thu hoạch được ≥ 10 tấn/ha với giá bán cho các thương lái/vựa hiện nay là 25.000 đồng/kg, bà con nông dân có thể thu được khoảng 250 triệu đồng/ha. Quả cam sành không hạt LĐ6 được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP khi phân tích không phát hiện có chứa dư lượng thuốc BVTV và kim loại nặng.
Toàn cảnh buổi nghiệm thu
Cũng theo TS. Võ Hữu Thoại, quả cam sành không hạt LĐ6 có những ưu điểm vượt trội so với quả cam sành thường là vỏ mỏng (4,28mm so với 6,43mm của cam sành thường), vỏ trái ít sần như cam thường, độ brix của quả đạt 7,5- 8,0%; tỷ lệ nước của quả đạt 40-42 %; đặc biệt là số hạt/quả rất ít dao động từ 0-2; màu thịt quà có mầu vàng cam; mùi vị vừa ngọt chua; trọng lương quả trung bình đạt 250 gr/quả.
Hiện, Viện Cây ăn quả miền Nam phối hợp với Trung tâm Giống nông nghiệp các tỉnh Hậu Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang và TP Cần Thơ để sản xuất 90.000 cây giống; 9 ha cam sành không hạt LĐ 6 được trổng tại đất vườn của nông dân các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long.
Tin, ảnh: Ngũ Hiệp