Hướng tới ngày KH&CN Việt Nam 18-5 Thứ năm, 25/04/2024 , 11:02 pm
Cập nhật : 20/05/2016 , 15:05(GMT +7)
Giới thiệu thành tựu nghiên cứu, phát triển ngành hàng không vũ trụ với học sinh
Tham quan dây chuyền sản xuất mạch in điện tử, tự động hóa ô tô, robot
Hưởng ứng Ngày Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam, chiều 18/5, Bộ KH&CN phối hợp với Đại học Kỹ thuật Lê Qúy Đôn (Học viện Khoa học Kỹ thuật Quân sự) tổ chức chức hội thảo giới thiệu về một số thành tựu hoạt động nghiên cứu, phát triển KH&CN hàng không vũ trụ, điện tử, tự động hóa.

Tham dự hoạt động này có đại diện lãnh đạo Văn phòng Ủy ban Vũ Trụ Việt Nam (Bộ KH&CN); cán bộ của một số đơn vị chức năng thuộc Bộ KH&CN; đại diện Ban lãnh đạo, cán bộ, sinh viên Đại Học Kỹ thuật Lê Quý Đôn; đặc biệt là sự tham dự của các thầy cô giáo, các em học sinh Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các cơ quan thông tấn, báo chí.

Tại hội thảo, các đại biểu và các em học sinh đã được nghe giới thiệu về hoạt động KH&CN, về khoa Hàng không vũ trụ của Đại học Kỹ Thuật Lê Quý Đôn. Đây là khoa chuyên ngành có chức năng đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thuộc các lĩnh vực Cơ điện tử và Hàng không Vũ trụ. Chương trình đào tạo của Khoa được xây dựng trên cơ sở tham khảo chương trình đào tạo của các đại học tiên tiến trên thế giới, thường xuyên được cập nhật để phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ và nhu cầu xã hội.

Các đại biểu và các em học sinh cũng đã được nghe giới thiệu về ngành công nghệ vũ trụ tại Việt Nam; xem video về các hoạt động vũ trụ của Trường và tham quan dây chuyền sản xuất mạch in điện tử, tự động hóa ô tô, rô-bôt. Đặc biệt, được thăm quan phòng thí nghiệm tên lửa và chứng kiến hoạt động bay thực nghiệm máy bay mô hình trên sân vận động của Trường. 

Tại hội thảo, ông Doãn Hà Thắng, Chánh Văn phòng Ủy ban Vũ trụ (Bộ KH&CN) cho biết, ngành Công nghệ Vũ trụ Việt Nam đã có lịch sử từ thập kỷ 60. Những đóng góp của các nhà khoa học Việt Nam đã cho ra đời những sản phẩm thuốc đông y Hoạt huyết cho những chiến sỹ phi công sử dụng khi tác chiến. Sau đó chính những sản phẩm này đã được mở rộng sang dân sự một cách rộng rãi, có hiệu quả đến tận bây giờ và được biết với tên Hoạt huyết CM3. Những năm 1972 - 1975 đánh dấu bằng việc thu nhận các trạm thu ảnh vệ tinh đầu tiên. 

 

Bay thực nghiệm máy bay mô hình trên sân vận động

Đặc biệt, năm 1980, phi công Phạm Tuân đã trở thành người Việt Nam và châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ. Từ đó cùng với chương trình thành lập các cơ quan quản lý viễn thám với các trạm thu ảnh và các Vệ tinh liên tục được phóng lên những năm gần đây đã đưa Việt Nam vào danh sách 25 quốc gia có vệ tinh riêng trên thế giới. 

Ngành công nghệ vũ trụ với hàng trăm công nghệ thuộc phạm vi Công nghệ vũ trụ đã đóng góp ngày càng rõ nét vào phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và an ninh, quốc phòng của Việt Nam. Không chỉ là những nghiên cứu cơ bản về sự hình thành những hành tinh xa xôi mà còn là các hiện tượng vũ trụ, tìm hiểu sự sống, khả năng phát triển cuộc sống của con người trên Sao Hỏa,… 

Công nghệ vũ trụ đang có những thay đổi sâu rộng với những ứng dụng rất thực tế cho xã hội như: những chuyến đi với tên lửa và tàu vũ trụ sử dụng nhiều lần, các cây lương thực có thể gieo trồng ở môi trường cực kỳ khắc nghiệt trên các hành tinh xa xôi cũng như tại các vùng đặc biệt khó khăn trên trái đất; việc sử dụng công nghệ viễn thám trong quản trị biến đổi khí hậu cũng như xử lý thảm họa môi trường do nhiều nguyên nhân,… 

“Với thế mạnh của Việt Nam là sự đa dạng sinh học và nguồn lực con người, tài nguyên, chúng ta chắc chắn có chỗ đứng trong ngành vũ trụ thế giới”, ông Doãn Hà Thắng nhấn mạnh.

Tin, ảnh: Hoàn Hạnh

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner