Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ bảy, 02/11/2024 , 02:23 pm
Cập nhật : 04/12/2018 , 16:12(GMT +7)
Giao lưu trực tuyến: Khởi nghiệp trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo
Giao lực trực tuyến: “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức”, do Báo Tiền Phong phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức 9h00 sẽ diễn ra sáng thứ Tư ngày 5/12/2018.

Trí tuệ nhân tạo (AI) được coi là linh hồn của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trên thế giới đang bước vào giai đoạn đột phá với thành tựu xuất sắc, trên nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, nông nghiệp.

Tại Việt Nam, trí tuệ nhân tạo được manh nha nhiều năm, đạt được những thành tựu bước đầu. Thời gian gần đây, cùng với làn sóng khởi nghiệp mạnh mẽ trên cả nước, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực AI được thành lập. Nhiều ý tưởng, sản phẩm AI được nghiên cứu, phát triển, giải quyết những vấn đề thiết thực trong cuộc sống, có thể kể đến như giải pháp ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo chuyển đổi văn bản tiếng Việt sang giọng nói tự nhiên Vbee của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Giải pháp Xử lý Dữ liệu Vbee, đơn vị giành giải Nhì Nhân tài Đất Việt 2018. Đây là dịch vụ đầu tiên tại thị trường Việt Nam được áp dụng thành công trí tuệ nhân tạo học máy vào ngôn ngữ tự nhiên tiếng Việt, cho phép chuyển đổi văn bản tiếng Việt sang giọng nói, với kết quả giọng nói tự nhiên như con người, có cảm xúc, có “tâm hồn”. Hay sản phẩm Hệ thống phân tích ngữ nghĩa và quản trị tương tác mạng xã hội (SMCC) giành giải Nhân tài Đất Việt 2016.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, ứng dụng AI ở Việt Nam mới dừng ở bước đầu, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực AI chưa nhiều, chưa có thành tựu đột phá, ứng dụng AI giải quyết các vấn đề cuộc sống còn kiêm tốn.  Trong khi đó, tiềm năng ứng dụng trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam là rất lớn, đặc biệt trong các lĩnh vực Y tế, Giáo dục, Nông nghiệp, Giao thông… Vậy doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực AI của Việt Nam đang gặp những khó khăn, thách thức gì, làm sao để tận dụng thời cơ đang có là vấn đề được nhiều độc giả quan tâm. Tìm câu trả lời cho những vấn đề trên, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông khoa học  và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Báo Tiền phong tổ chức Giao lưu trực tuyến: "Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam: cơ hội và thách thức”.

Giao lưu trực tuyến là cơ hội để cơ quan quản lý, doanh nghiệp, chuyên gia cũng như đông đảo bạn đọc nhìn nhận về  tiềm năng, triển vọng ứng dụng AI ở Việt Nam đồng thời chỉ ra những thách thức, khó khăn mà doanh nghiệp khởi nghiệp phải đối mặt để có những giải pháp phù hợp.

Giao lực trực tuyến có sự tham gia của bốn khách mời gồm:

- Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ

- PGS.TS Nguyễn Xuân Hoài, Viện trưởng Viện Trí tuệ nhân tạo

- Ông Lê Công Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Công nghệ Infore Technology.

- Ông Nguyễn Thành Công, CEO của Công ty TNHH Công nghệ LC Việt Nam

Giao lưu trực tuyến sẽ diễn ra từ 9h-11h, thứ Tư, ngày 5/12/2018 tại Báo Tiền phong, 15 Hồ Xuân Hương, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Tin, ảnh: Minh Châu

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner