Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Chủ nhật, 03/11/2024 , 04:27 am
Cập nhật : 09/11/2016 , 16:11(GMT +7)
Gắn kết nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới và chuyển giao công nghệ
Kết nối cung - cầu công nghệ đã tạo được sự gắn kết giữa người sản xuất, doanh nghiệp, địa phương
Thông qua hoạt động kết nối cung - cầu công nghệ, trong các năm vừa qua, Bộ KH&CN đã xác định được danh mục hơn 300 loại nhu cầu công nghệ của các doanh nghiệp thuộc các nhóm ngành lĩnh vực công nghệ, xác định được danh mục gần 1.000 loại nguồn cung công nghệ trong và ngoài nước phù hợp theo nhu cầu doanh nghiệp....

Hỗ trợ kết nối cung – cầu công nghệ

Theo ông Tạ Việt Dũng, Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Hoạt động trình diễn và kết nối cung – cầu công nghệ được tổ chức hàng năm (bắt đầu từ năm 2011) là một trong những nỗ lực có định hướng của Bộ KH&CN nhằm thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp và các tổ chức ở địa phương, nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa của doanh nghiệp tại địa phương, tạo điều kiện cho các nhà khoa học ứng dụng kết quả của mình vào sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế -xã hội mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Tính đến nay, hoạt động Trình diễn và kết nối cung - cầu công nghệ đã được tổ chức thực hiện tại các vùng Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Bắc Bộ, khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên và khu vực Nam Bộ với mục đích chính nhằm xác định nhu cầu công nghệ và cung cấp nguồn cung công nghệ theo nhu cầu của các địa phương; kết nối nguồn cung và cầu công nghệ nhằm thúc đẩy hoạt động ứng dụng, đổi mới và chuyển giao công nghệ; thực hiện các hoạt động tư vấn kỹ thuật, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng và đổi mới công nghệ; khai thác và đưa nhanh các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước vào thực tiễn sản xuất và đời sống, thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, thương mại hóa công nghệ góp phần phát triển kinh tế, xã hội ở các địa phương.

Cũng theo Ông Dũng, thông qua hoạt động kết nối cung - cầu công nghệ trong các năm vừa qua, Bộ KH&CN đã xác định được danh mục hơn 300 loại nhu cầu công nghệ của các doanh nghiệp thuộc các nhóm ngành lĩnh vực công nghệ như: Công nghệ sinh học; Công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật; Công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh; Công nghệ vi sinh vật bảo vệ cây trồng; Công nghệ chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch;… Đồng thời, qua hoạt động này đã xác định được danh mục gần 1.000 loại nguồn cung công nghệ trong và ngoài nước phù hợp theo nhu cầu doanh nghiệp.

Bộ KH&CN cũng đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, điển hình như: Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã chế tạo thành công hệ thống đèn chiếu sáng chuyên dụng trong nhân giống cây thanh long, hoa cúc thương phẩm, đưa vào kiểm nghiệm thực tế trong điều khiển ra hoa và ra hoa trái vụ cho các loại cây trồng trên tại các tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng, Đà Lạt, Tây Ninh, Tiền Giang, Bắc Ninh..; tiết kiệm từ 50% tới 75% điện năng tiêu thụ so với phương pháp chiếu sáng thông thường; góp phần nâng cao năng suất, chủ động về mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta.

Hay như, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long đã chọn tạo và thử nghiệm thành công 02 giống lúa thuần có phẩm chất ngon, chất lượng tốt, chống chịu mặn-hạn cho canh tác lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, sẵn sàng cung cấp cho sản xuất trong thời gian tới. Kết quả của đề tài góp phần thiết thực và đáp ứng nhu cầu lớn về giống lúa chịu mặn, chịu hạn trong bối cảnh biến đổi khi hậu và nước biển dâng...

 

Nghiên cứu, phân tích chất lượng quả trong quá trình bảo quản tại Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch

Từ việc xác định được danh mục hơn 300 loại nhu cầu công nghệ của các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành/lĩnh vực, và nắm bắt thông tin của gần 1.000 loại công nghệ tiềm năng ở trong và ngoài nước phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ đã hỗ trợ kết nối thành công gần 130 hợp đồng hợp tác và chuyển giao công nghệ giữa các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu.

Trên cơ sở các kết quả tìm kiếm nguồn cung công nghệ, các chuyên gia công nghệ đã đánh giá, lựa chọn và xây dựng cẩm nang công nghệ, trong đó giới thiệu hơn 500 quy trình, công nghệ, thiết bị, sản phẩm của các tổ chức, cá nhân (doanh nghiệp trong nước và quốc tế, tổ chức KH&CN, Sở KH&CN các tỉnh/thành phố, các nhà sáng chế không chuyên).

Xúc tiến hợp tác, chuyển giao công nghệ

Không chỉ triển khai trong phạm vi quốc gia, Bộ KH&CN đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức xác định nguồn cung công nghệ nước ngoài và tổ chức kết nối cung - cầu công nghệ cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác nước ngoài, kết nối ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến từ các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Cộng hòa Séc,... vào Việt Nam.

Cụ thể là đã tổ chức có hiệu quả hoạt động tư vấn kỹ thuật, cải tiến công nghệ. Bắt đầu từ năm 2015, hoạt động này đã được Bộ KH&CN chỉ đạo Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ và các đơn vị liên quan chú trọng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp. Việc tư vấn kỹ thuật cho doanh nghiệp được tập trung triển khai thực hiện theo 3 khâu: Phát hiện nhu cầu; đánh giá nhu cầu công nghệ (sử dụng chuyên gia tổ chức khảo sát tại hiện trường nhằm phân tích và cụ thể hóa nhu cầu cải tiến và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp); thực hiện tư vấn: sử dụng chuyên gia tư vấn công nghệ, tổ chức tư vấn công nghệ, tư vấn cải tiến kỹ thuật; giới thiệu công nghệ mới cho các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân có nhu cầu đến kết nối cung – cầu công nghệ.

Đến nay, đã hỗ trợ 250 lượt tư vấn kỹ thuật, cải tiến công nghệ trực tiếp cho các doanh nghiệp có nhu cầu (các doanh nghiệp có nhu cầu cải tiến công nghệ, thay đổi quy trình sản xuất, thay đổi sản phẩm hoặc đổi mới một phần các công nghệ sẵn có...) với sự tham gia của trên 130 chuyên gia công nghệ trong và ngoài nước.

Cùng với đó, Bộ KH&CN đã chú trọng đến hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu, ứng dụng công nghệ vào thực tiễn sản xuất kinh doanh. Năm 2014-2015, đã tổ chức đánh giá, lựa chọn để hỗ trợ, liên kết các tổ chức nghiên cứu công nghệ, doanh nghiệp để hoàn thiện các công nghệ từ kết quả nghiên cứu công nghệ và ứng dụng vào thực tiễn. Hỗ trợ, kết nối kết quả nghiên cứu công nghệ mới của Viện KH&CN Xây dựng (Bộ Xây dựng) xây dựng mô hình cầu nông thôn ứng dụng công nghệ bê tông tính năng siêu cao UHPC, hiện nay đã xây dựng thành công cầu Đập đá bằng mô hình xã hội hóa có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tại Phường 3, Thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Đây là một nội dung mới và là mô hình của sự kết hợp giữa các cơ quan Quản lý nhà nước về KHCN tại Trung ương và tại Địa phương với đơn vị nghiên cứu khoa học, doanh nghiệp để ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, được thực hiện bằng một phần kinh phí xã hội hóa. Trong thời gian tới sẽ được nhân rộng tại Ninh Bình, Vĩnh Long, Kiên Giang, Tuyên Quang, Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, thông qua việc trình diễn, kết nối cung – cầu công nghệ còn cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, tổ chức cá nhân theo hướng tiếp cận đa chiều; tập trung vào giải quyết những vấn đề cụ thể của doanh nghiệp đang vướng mắc cần tháo gỡ (Chuyên gia tư vấn công nghệ, tư vấn cải tiến kỹ thuật; kết nối tài chính với công nghệ; cung cấp các thông tin nhằm định hướng phát triển, đổi mới công nghệ khi Việt Nam tham gia vào TPP).

Từ những kết quả đạt được, có thể thấy hoạt động trình diễn và kết nối cung - cầu công nghệ đã giúp Bộ KH&CN và các cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN ở địa phương nắm bắt được số liệu tổng hợp về thực trạng nhu cầu công nghệ để từ đó ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp, nhằm thúc đẩy ứng dụng, đổi mới và chuyển giao công nghệ ở các tổ chức, doanh nghiệp, tăng cường sự phối hợp trong quản lý, chỉ đạo, điều hành đối với hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ giữa trung ương và địa phương.

Đối với doanh nghiệp, các đơn vị nghiên cứu, chuyển giao như Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN ở địa phương, viện nghiên cứu, trường đại học, tổ chức KH&CN tiềm năng tham gia trình diễn và kết nối cung cầu công nghệ đã có cơ hội được tiếp cận và giới thiệu, phổ biến những công nghệ, thiết bị, kết quả nghiên cứu và sản phẩm KH&CN mới; cơ hội liên kết, hợp tác trong nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới và chuyển giao công nghệ. Trên cơ sở những thông tin hợp tác đầu tư về công nghệ được kiểm chứng, thông tin về đường lối và chính sách phát triển KH&CN của Nhà nước, đã mở ra cơ hội cho các tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận với nguồn hỗ trợ tài chính từ các chương trình KH&CN, các quỹ đầu tư... để có thể mạnh dạn ra quyết định về hoạt động chuyển giao công nghệ, nhằm đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của đơn vị.

Có thể nói rằng, kết nối cung - cầu công nghệ đã tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa người sản xuất, doanh nghiệp, địa phương và các đơn vị nghiên cứu, đồng thời huy động được các nguồn lực khác nhau (trong và ngoài nước) hỗ trợ để thúc đẩy thương mại hóa, đưa nhanh các kết quả nghiên cứu, đổi mới công nghệ, ứng dụng những công nghệ mới, tiên tiến vào phục vụ thực tiễn sản xuất và đời sống. Cung cấp chính sách, các chương trình KH&CN quốc gia, các quỹ đầu tư hỗ trợ cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ.

Bài, ảnh: Phương Nga

 

 

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner