Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ ba, 05/11/2024 , 10:18 pm
Cập nhật : 01/12/2014 , 20:12(GMT +7)
Đoàn công tác Bộ KH&CN làm việc với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang
Bộ trưởng Nguyễn Quân và đoàn công tác thăm mô hình nhân giống khoai tây bằng khí canh tại Bắc Giang
Nhận lời mời của Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Giang, ngày 30/11, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân dẫn đầu đoàn công tác của Bộ KH&CN đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Bắc Giang về tình hình sản xuất, thương mại hóa; khả năng ứng dụng KH&CN vào sản xuất, bảo quản, tiêu thụ của các sản phẩm nông nghiệp chủ lực.

Buổi làm việc cũng nhằm thảo luận tìm giải pháp tối ưu giải quyết những đề xuất của tỉnh trong việc sớm đưa vải thiều ra thị trường Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu,…

Theo đó, ông Bùi Văn Hạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, trong thời gian qua, tình hình kinh tế trong nước khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế Bắc Giang nhưng tỉnh đã cố gắng vượt qua và đạt được một số kết quả khả quan.

Đó là, 16/16 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm của tỉnh tăng cao hơn cùng kỳ và vượt kế hoạch, ước tính đạt 9,2%.

Một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương cũng mang lại nguồn lợi không nhỏ đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội Bắc Giang như vải thiều, gà đồi, lúa và rau.

Đặc biệt, quả vải thiều nhiều năm qua đã mang lại nguồn lợi lớn cho ngành nông nghiệp Bắc Giang. Mới đây, nhằm đa dạng hóa thị trường quốc tế, từ 06/10/2014 sản phẩm vải thiều của tỉnh Bắc Giang chính thức được Bộ Nông nghiệp và PTNT ký quyết định cho phép nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Hiện, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang đã thành lập tổ chỉ đạo sản xuất vải xuất khẩu, chỉ đạo tổ phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan, đặc biệt là các doanh nghiệp để đưa được sản phẩm vải thiều xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ sớm nhất vào tháng 6/2015.

Trước đó, tháng 7/2014, lần đầu tiên Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng – Bộ KH&CN đã phối hợi với Công ty ABI Nhật Bản xuất khẩu thành công 10 tấn vải sang thị trường Nhật Bản và được thị trường Nhật Bản đánh giá cao.

Đây là những tín hiệu rất tích cực, mở đường cho sản phẩm vải thiều của tỉnh Bắc Giang ra được thị trường quốc tế, đến được với những thị trường quốc tế khó tính.

Tại thị trường Hoa Kỳ yêu cầu bảng danh mục 7 tiêu chuẩn để nguồn thực phẩm được nhập khẩu bao gồm: làm việc với nhà nhập khẩu, đăng ký với cơ quan quản lý Dược phẩm và thực phẩm (FDA), các tiêu chuẩn (hệ thống an toàn thực phẩm), truy xuất nguồn gốc, vấn đề kiểm dịch, thuốc bảo vệ thực vật và dán nhãn.

Quả vải thiều còn có những tiêu chuẩn khắt khe hơn, ngoài những quy định chung về điều kiện trồng trọt, xử lý, dán nhãn, chứng nhận kiểm dịch thực vật... còn phải bảo đảm một số quy định kỹ thuật như: xử lý dịch hại, lấy mẫu kiểm tra trước xử lý, kiểm dịch thực vật và giấy chứng nhận... Bên cạnh đó, quả vải khi xuất sang thị trường Mỹ, tại Việt Nam quả vải phải có mã số vùng trồng cấp theo tiêu chuẩn VietGAP, sử dụng công nghệ chiếu xạ và đóng gói tại nhà máy riêng.

Vì thế, để sản phẩm vải thiều nói riêng và một số sản phẩm nông nghiệp khác nói chung của Bắc Giang xuất khẩu số lượng lớn sang các thị trường nước này còn cần nhiều điều kiện, trong đó ứng dụng KH&CN được coi là một trong những điều kiện tiên quyết.

Bộ trưởng Nguyễn Quân phát biểu tại buổi làm việc

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Quân đánh giá cao những kết quả KH&CN Bắc Giang đạt được trong thời gian qua, biểu dương tinh thần chủ động, quyết liệt của Bắc Giang trong việc đưa quả vải thiều ra thị trường quốc tế. Đối với quả vải đã có những tín hiệu đầu tiên cho thấy khả năng xuất khẩu ra thị trường quốc tế là rất khả quan. Bộ KH&CN hoàn toàn ủng hộ chủ trương sớm đưa quả vải thiều ra thị trường thế giới. Bộ sẽ hỗ trợ cao nhất trong khả năng đối với việc ứng dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch, chỉ dẫn địa lý,…

Sở KH&CN cần tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch hành động cụ thể về lựa chọn công nghệ bảo quản sau thu hoạch; chỉ dẫn địa lý để Bộ KH&CN cũng như một số Bộ, ngành khác như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương có những giải pháp hỗ trợ thích hợp nhất.

Về các sản phẩm nông nghiệp nói chung, Bắc Giang không nên đầu tư dàn trải mà cần xác định sản phẩm chủ lực để tập trung đầu tư; lựa chọn công nghệ phù hợp và đặc biệt là cần thu hút sự tham gia của doanh nghiệp có tiềm lực tại địa phương, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Tin, ảnh: Hoàng Anh




Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner