Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ bảy, 02/11/2024 , 02:18 pm
Cập nhật : 28/11/2018 , 13:11(GMT +7)
Đẩy mạnh phát triển Doanh nghiệp KH&CN – “đòn bẩy” cho thương mại hóa sản phẩm
Toàn cảnh Hội thảo
Nhằm đánh giá công tác triển khai phát triển doanh nghiệp (DN) Khoa học và Công nghệ (KH&CN); đề ra giải pháp phát triển phù hợp đối với hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo DN KH&CN tại Việt Nam. Ngày 28/11 tại Tp Đà Nẵng, Cục Phát triển thị trường và DN KH&CN (Bộ KH&CN) phối hợp với Sở KH&CN Tp Đà Nẵng tổ chức Hội thảo “Phát triển DN KH&CN, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo DN KH&CN năm 2018”

Hội thảo có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng; Giám đốc Sở KH&CN Tp Đà Nẵng Thái Bá Cảnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho biết: năm 2018 có nhiều thay đổi trong ngành KH&CN với một số văn bản pháp lý quan trọng được ban hành như: Luật quản lý sử dụng tài sản công, Luật chuyển giao KH&CN,… Điều này đã và đang tác động rất lớn tới sự phát triển của hệ thống các tổ chức KH&CN và DN KH&CN qua việc quy định về quản lý, giao kết quả  hình thành từ nhiệm vụ KH&CN sử dụng vốn nhà nước; hỗ trợ công nhận thương mại hóa kết quả nghiên cứu, khuyến khích chuyển giao công nghệ ưu tiên, phát triển thị trường KH&CN,…
 
 
Thứ trưởng Trần Văn Tùng phát biểu tại Hội thảo
 
Hội thảo là cơ hội để các đại biểu có thể chia sẻ, trao đổi, đóng góp nhiều ý kiến vào một số nội dung như: thực trạng hoạt động hỗ trợ DN KH&CN ở các địa phương; chính sách và giải pháp phát triển đối với hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo DN KH&CN,…. Đặc biệt là việc ra mắt Ban vận động Hiệp hội DN KH&CN Việt Nam, đây được xem sẽ là diễn đàn, tổ chức đại diện bảo vệ quyền lợi và nhu cầu, mong muốn của DN KH&CN.
 
Theo báo cáo của Cục Phát triển thị trường và DN KH&CN ngoài các văn bản pháp lý đã được ban hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ tối đa cho DN KH&CN thời gian qua như: Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị định 39/2018/NĐ-CP; Nghị định 76/2018/NĐ-CP,… thì số lượng DN KH&CN ngày càng tăng về số và chất lượng.
 
Đơn cử, tính đến năm 2018, cả nước có 386 doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận DN KH&CN, tăng 83 doanh nghiệp so với thời điểm tháng 8/2017. Trong đó, một số thành phố phát triển mạnh về DN KH&CN có thể kể đến như: Hà Nội (tăng từ 38 lên 44 doanh nghiệp); Tp Hồ Chí Minh (tăng từ 29 lên 58 doanh nghiệp); Thanh Hóa (tăng từ 18 lên 23 doanh nghiệp),… Phần lớn, các DN KH&CN được cấp Giấy chứng nhận tập trung chủ yếu vào công nghệ sinh học; công nghệ tự động hóa; công nghệ vật liệu mới,…
 
Đặc biệt, tính đến nay, DN KH&CN đã tạo hơn 22.738 việc làm cho xã hội với tổng doanh thu năm 2017 đạt 105.771,7 tỷ đồng, trong đó, tổng doanh thu từ các sản phẩm hình thành từ kết quả KH&CN là 10.349,6 tỷ đồng (chiếm 9,8% tổng doanh thu). Điều này đã góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước dựa trên nền tảng KH&CN.
 
Trong không khí thảo luận sôi nổi tại Hội thảo, một số nội dung về giải pháp phát triển hoạt động ươm tạo đã được các đại biểu cùng nhau chia sẻ, phân tích cũng như đề xuất những giải pháp phù hợp trong tình hình hiện nay qua một số tham luận gồm: một số kết quả nổi bật và giải pháp xây dựng, phát triển DN KH&CN ở Thanh Hóa; hoạt động phát triển DN KH&CN trên địa bàn tỉnh Long An; phát triển DN KH&CN tại tỉnh ĐắcLắc; hỗ trợ phát triển DN KH&CN tại Tp Cần Thơ; những thuận lợi, khó khăn trong phát triển DN KH&CN,…
 
Tin, ảnh: Tần Quỳnh
 
 
 

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner