Tiềm lực KH&CN Thứ bảy, 20/04/2024 , 10:26 am
Cập nhật : 06/10/2016 , 00:10(GMT +7)
Công bố quốc tế trong lĩnh vực KHXH&NV: Rào cản vẫn là nhận thức
PGS.TS. Phạm Quang Minh nhấn mạnh tầm quan trọng của công bố quốc tế
Khi nói về thực trang công bố quốc tế trong lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn của Việt Nam hiện nay, PGS.TS. Nguyễn Văn Chính, Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cho rằng, nghiên cứu của Việt Nam vẫn là một tiếng nói “lạ” đối với thế giới. Rào cản chính trong công bố quốc tế của lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn chính là nhận thức.

Phải xác định "Công bố hay là chết"

Công bố quốc tế các công trình khoa học được coi là vấn đề sống còn đối với sự phát triển bền vững của một trường đại học, đã đến lúc phải xác định “công bố hay là chết”. Một trường đại học không có công bố quốc tế không còn là một trường đại học nữa chứ chưa nói tới là một trường đại học nghiên cứu.

Theo PGS, TS Phạm Quang Minh, lĩnh vực KHXH&NV có thuận lợi dễ công bố quốc tế hơn các lĩnh vực khác. Việt Nam có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời với những bối cảnh lịch sử, chính trị xã hội phức hợp và độc đáo, là một “bảo tàng sống”, luôn tạo ra sự “tò mò”, hứng thú khoa học cho thế giới. Đã có nhiều công trình của các học giả thế giới gây được tiếng vang cho những nghiên cứu về Việt Nam, tuy nhiên, dường như các nhà khoa học Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu này hoặc chưa có những vấn đề nghiên cứu mới mẻ mà thường đi theo lối mòn. Bên cạnh đó, ngôn ngữ cũng là một rào cản lớn với các nhà khoa học Việt Nam. PGS, TS Phạm Quang Minh kể rằng, không ít lần ông nhận được những bài nghiên cứu được gửi về với những lỗi được gạch “đỏ choe choét” về diễn đạt và được gợi ý sửa lại mạch lạc, dễ hiểu hơn rất nhiều. Điều này xuất phát từ hạn chế về tiếng Anh của các nhà khoa học Việt Nam.

GS.TS. Nguyễn Hữu Đức cũng khẳng định, đã là nhà khoa học thì phải nghiên cứu và phải công bố quốc tế. Người nào đứng ngoài không tham gia thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới bản thân người đó trước hết.

Theo TS Nguyễn Tuấn Anh (Khoa Xã hội học, ĐHKHXH&NV), bên cạnh rào cản về ngôn ngữ, các nhà khoa học Việt Nam còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin, chưa nắm bắt được những xu hướng nghiên cứu nổi trội, những thông tin mới nhất trong lĩnh vực mà mình nghiên cứu. Hơn nữa, cơ sở lý thuyết, phương pháp luận còn nhiều khác biệt với các nước trên thế giới, hạn chế về kinh phí thực hiện… là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến công bố quốc tế trong lĩnh vực KHXH&NV

Theo TS. Đỗ Tiến Dũng, Giám đốc Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Nafosted), việc công bố quốc tế phải được coi là nhiệm vụ của mỗi nhà khoa học. Đích đến không phải là bài báo mà là chất lượng, sức ảnh hưởng của mỗi công trình được công bố. 

Cần giải pháp cụ thể

Khi nói về thực trang công bố quốc tế trong lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn của Việt Nam hiện nay, PGS.TS. Nguyễn Văn Chính, Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cho rằng, nghiên cứu của Việt Nam vẫn là một tiếng nói “lạ” đối với thế giới. Rào cản chính trong công bố quốc tế của lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn chính là nhận thức.

PGS.TS. Nguyễn Văn Chính cho rằng, cần khẳng định tầm quan trọng của công bố quốc tế và có sự thay đổi nhận thức ở tầm cao hơn về khoa học xã hội. Cần thay đổi về tư duy của giới khoa học.

Tọa đàm thu hút sự tham gia của đông đảo các đại biểu, các nhà khoa học đến từ các trường đại học, các viện nghiên cứu trong lĩnh vực KHXH&NV

Tại tọa đàm, GS.TS. Nguyễn Hữu Đức, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đã chia sẻ một số kinh nghiệm về công bố quốc tế, cần nghiên cứu lựa chọn đề tài riêng cho nhà trường, xây dựng ngân hàng đề tài để cùng nghiên cứu. Đồng thời, xây dựng nhóm nghiên cứu mạnh và dựa trên số lượng các công trình được công bố để làm căn cứ đánh giá cán bộ, từ đó nâng cao dần giá trị của đội ngũ chuyên gia đầu ngành. 

Còn theo TS. Trần Văn Kham, Phó trưởng Phòng Quản lý nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, để thúc đẩy công bố quốc tế, cần các giải pháp cụ thể, rõ ràng. Về cơ chế, chính sách, tiếp tục thực hiện các quy định khen thưởng, xây dựng quỹ đầu tư trọng điểm và quảng bá kết quả nghiên cứu; Xây dựng nhóm nghiên cứu mạnh và điều chỉnh các trung tâm nghiên cứu; Thành lập các nhóm trợ giúp để trợ giúp cá nhân hoặc các đề tài nghiên cứu thực hiện các sản phẩm nghiên cứu khoa học; Chuẩn hóa kỹ thuật nghiên cứu, phân tích dữ liệu; Nâng dần chỉ báo thực hiện nhiệm vụ khoa học. Đồng thời là hợp tác với các nhà xuất bản, các học giả nước ngoài để thúc đẩy công bố quốc tế. 

Chia sẻ một số kinh nghiệm về công bố quốc tế, PGS, TS Phạm Quang Minh yêu cầu các nhà khoa học, nhất là các nhà nghiên cứu trẻ, cần nghiên cứu học tập cách viết một bài báo khoa học theo chuẩn quốc tế; tích cực tham gia những hội thảo, hội nghị quốc tế, tranh thủ trao đổi, thảo luận, học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp và nhất là những chuyên gia đầu ngành. Nhà trường sẽ tiếp thu, chọn lọc các ý kiến để sớm áp dụng nhằm đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế của các nhóm nghiên cứu, các nhà khoa học về lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Đồng thời, PGS.T. Phạm Quang Minh bày tỏ lạc quan về những con số các công trình công bố quốc tế có thể đạt được trong thời gian tới. Từ bệ phóng chỉ có 7 công trình vào năm 2010 tới 54 công trình vào năm 2015 và trong 9 tháng năm 2016 đã có 40 công trình được công bố quốc tế.

Để góp phần đẩy mạnh công bố quốc tế nói chung, Quỹ Nafosted đã đưa công bố quốc tế vào điều kiện cứng để cấp kinh phí cho các đề tài. Cùng với 9 lĩnh vực hỗ trợ: Hỗ trợ cá nhân nhà khoa học tham dự và báo cáo kết quả nghiên cứu tại hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế; Hỗ trợ nghiên cứu sau tiến sĩ; Hỗ trợ thực tập, nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài; Tổ chức hội thảo khoa học quốc tế chuyên ngành ở Việt Nam; Công bố công trình khoa học và công nghệ trong nước và quốc tế; Nâng cao chất lượng, chuẩn mực của tạp chí khoa học và công nghệ trong nước; Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong và ngoài nước đối với sáng chế và giống cây trồng; Hỗ trợ các nhà khoa học trẻ tài năng được sử dụng các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và các phòng thí nghiệm khác; Khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện các nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, quỹ Nafosted sẽ đồng hành cùng các nhà khoa học Việt Nam nâng cao chất lượng các công trình nghiên cứu - hội nhập quốc tế và phát triển.

Bài, ảnh: Lê Hà

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner