Khung quản lý Môi trường và Xã hội (ESMF) đã chính thức được công bố rộng rãi sau khi nhận được sự đóng góp của từ các tổ chức, cá nhân. Đây sẽ là cơ sở để đưa ra các quy trình và hướng dẫn đánh giá các tác động môi trường và xã hội tiềm năng của các tiểu dự án được tài trợ.
Trước đó, ngày 10/3/2015, Bộ Khoa học công nghệ và Ngân hàng thế giới World Bank đã đóng góp một số ý kiến đối với bản cập nhật mới nhất của Khung quản lý an toàn môi trường và xã hội, áp dụng cho Dự án đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu khoa học và công nghệ (FIRST).
Khung quản lý Môi trường và Xã hội (ESMF) đưa ra các quy trình và hướng dẫn để đánh giá các tác động môi trường và xã hội tiềm năng của các tiểu dự án được tài trợ. Các quy trình và hướng dẫn sẽ giúp cơ quan thực hiện trong việc sàng lọc tính hợp lệ của các tiểu dự án, xác định tác động đối với môi trường và xã hội của các tiểu dự án, xác định các biện pháp giảm thiểu thích hợp để đưa vào báo cáo tiểu dự án, và chỉ rõ trách nhiệm thể chế đối với việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu và bồi thường cũng như hoạt động giám sát và đánh giá.
Sau một thời gian thực hiện dự án, Ban quản lý dự án trung ương (CPMU) đã phối hợp với các chuyên gia môi trường và an toàn xã hội của Ngân hàng thế giới cập nhật, bổ sung và điều chỉnh Khung quản lý Môi trường và Xã hội - ESMF cho phù hợp với thực tế triển khai dự án.
Thông tin chi tiết về bản sửa đổi được này được công bố rộng rãi trên website của dự án FIRST và Bộ Khoa học Công nghệ theo đường dẫn: http://first-most.vn/vi-VN/hoi-thao-su-kien/thu-vien/tai-lieu-du-an_t122c30
Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, ngày 23 tháng 7 năm 2013, Ngân hàng Nhà nước và Ngân Hàng Thế giới (World Bank) đã ký Hiệp định tài chính cho Dự án “Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu khoa học và công nghệ - FIRST”. Dự án FIRST có tổng vốn là 110 triệu USD, trong đó 100 triệu USD từ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng thế giới và 10 triệu USD vốn đối ứng của Việt Nam nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực hệ thống đổi mới sáng tạo Quốc gia của Việt Nam. Các loại hình hoạt động được tài trợ bao gồm: Nghiên cứu và triển khai; Chuyển giao công nghệ; Liên kết với viện nghiên cứu, trường đại học để đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp, thuộc một trong bốn lĩnh vực ưu tiên: Cơ khí chế tạo và tự động hoá; Công nghệ sinh học và nông nghiệp; Vật liệu mới; Công nghệ thông tin và truyền thông. Các dịch vụ công ích như khí tượng, thủy văn và môi trường cũng sẽ được xem xét để tài trợ.
|
Tin, ảnh: Minh Châu