Hoạt động KH&CN Thứ sáu, 26/04/2024 , 12:57 am
Cập nhật : 12/08/2016 , 19:08(GMT +7)
Chương trình KHCN Quốc gia: Nâng cao giá trị sản phẩm bằng khoa học
Điều chỉnh thời gian thu hoạch hoa cúc bằng phương pháp chiếu sáng
Thời gian qua, Chính phủ đã phê duyệt hàng loạt Chương trình khoa học công nghệ (KHCN) cấp quốc gia (QG) với mục tiêu đưa đến từng vùng, địa phương, ngành, doanh nghiệp… nghiên cứu tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu QG gắn với phát triển bền vững.

KHCN đi trước một bước

Khoảng 10 năm trở lại đây, nhận thức chung của xã hội về vai trò của KHCN trong phát triển KT-XH đã có bước dịch chuyển căn bản. Ngay cả trong các văn kiện chính thức của các kỳ Đại hội Đảng cũng đều định hướng rõ: Động lực quan trọng nhất và cũng là điều kiện đổi mới mô hình tăng trưởng chính là đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng KHCN và đổi mới, sáng tạo.

Đại diện Văn phòng các Chương trình KHCN quốc gia (Bộ Khoa học - Công nghệ) cho biết: Các Chương trình KHCN QG bao gồm: Chương trình phát triển sản phẩm QG đến năm 2020; Chương trình QG phát triển công nghệ cao đến năm 2020; Chương trình đổi mới công nghệ QG đến năm 2020; Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; Chương trình hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương về khoa học và công nghệ đến năm 2020;  Chương trình tìm kiếm và chuyển giao công nghệ nước ngoài đến năm 2020… được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đều có quan điểm chung là lấy doanh nghiệp làm trung tâm để đổi mới và ứng dụng KHCN. Mục tiêu tập trung các nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đầu tư “tới ngưỡng” để hình thành, phát triển các sản phẩm hàng hóa thương hiệu Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao.

Chính sách từ các chương trình KHCN quốc gia được kỳ vọng sẽ hỗ trợ các nhà (doanh nghiệp, khoa học, sản xuất…) có thêm động lực, tiếp tục củng cố tinh thần khởi nghiệp trong những dự án mới của mình. Các chương trình khẳng định vai trò của KHCN trong việc quan tâm và nắm bắt đúng nhu cầu xã hội cần, đồng thời việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KHCN sẽ góp phần nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng và hiệu quả nhưng quan trọng nhất vẫn là đáp ứng thị trường.  

Đối với nội dung hỗ trợ, xu hướng chung của các chương trình KHCN quốc gia là hỗ trợ 100% kinh phí đối với hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; tối đa 50% đối với hoạt động hoàn thiện công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm, chuyển giao công nghệ, dự án đầu tư sản xuất sản phẩm quốc gia và khoảng 30% kinh phí mua vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu...

Đưa chương trình đến từng “nhà”

TS. Trịnh Đình Thâu, Chủ nhiệm Bộ môn Thú y (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) là người “quán xuyến” Dự án Công nghệ sản xuất vaccine phòng hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (Bệnh lợn tai xanh) cho lợn - một trong những dự án có sự trợ giúp trực tiếp từ Chương trình phát triển sản phẩm QG đến năm 2020 cho biết, lâu nay, đối với bệnh lợn tai xanh, vaccine sử dụng đều phải nhập khẩu từ nước ngoài với số lượng lớn. “Đã nhập khẩu thì rất nhiều bất lợi như không chủ động được thời gian (khi có dịch mới nhập), chất lượng (chủng virus các nước khác nhau) và đặc biệt là hao tổn ngoại tệ. Đó là những điều để lại suy nghĩ trong nhiều thế hệ đội ngũ nghiên cứu khoa học chúng tôi. Bởi vậy, khi Bộ Khoa học - Công nghệ triển khai thực hiện Chương trình phát triển sản phẩm QG đến năm 2020, chúng tôi đã được tiếp cận và bước ngoặt cho nghiên cứu mới đến. Chương trình (trực tiếp là Văn phòng các Chương trình KHCN QG) đã hỗ trợ, chia sẻ cùng các nhà khoa học, không những chỉ hoàn thành khối lượng chuyên môn của nhiệm vụ yêu cầu mà còn làm tốt việc hoàn tất các thủ tục ngoài chuyên môn theo đúng quy định…”, TS. Trịnh Đình Thâu chia sẻ.   

Hiện tại, Dự án đang thực hiện theo đúng tiến độ của nhiệm vụ khoa học đã được phê duyệt, kết quả nghiên cứu bước đầu của các giai đoạn đều đạt kết quả khả quan. Như vậy, chúng ta sẽ sớm có được sản phẩm vaccine nhược độc phòng bệnh lợn tai xanh được nghiên cứu và chế tạo bằng chính chủng virus phân lập được từ Việt Nam và do các nhà khoa học Thú y của Việt Nam làm ra.

Còn đối với doanh nhân Phạm Hoàng Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP công nghệ nông nghiệp Hoàng Thắng (Cần Thơ), điều ông cảm nhận rõ nét là các chương trình KHCN QG sẽ kích thích các nhà sáng chế tiếp tục “tư duy” nhiều hơn để được thụ hưởng chính sách. “Chưa biết đến các chương trình KHCN QG, đó có lẽ là một thiếu sót, thậm chí là thiệt thòi với cá nhân doanh nghiệp KHCN luôn khao khát sáng chế như Hoàng Thắng. Chỉ có dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới công nghệ thì doanh nghiệp mới có thể cạnh tranh đứng vững khi Việt Nam hội nhập cộng đồng ASEAN cũng như gia nhập thị trường thế giới. Tôi tin, nếu được tiếp cận các chương trình KH-CN QG, tôi sẽ tìm thấy lối đi mới, trước mắt là chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho quá trình nghiên cứu. Bởi ai cũng biết giai đoạn nghiên cứu sáng tạo, chế tạo thử nghiệm, đầu tư máy móc để sản xuất và đưa tiến bộ khoa học ứng dụng vào cộng đồng, suốt cả quá trình trên doanh nghiệp chỉ có “chi” chứ không có “thu”, Giám đốc Phạm Hoàng Thắng chia sẻ.

“Doanh nghiệp càng nhiều sáng chế và sáng chế có giá trị càng cao thì gặp khó khăn về tài chính càng nhiều. Do đó, doanh nghiệp KHCN như chúng tôi cũng rất cần sự hỗ trợ từ Chính phủ và sự liên kết, hợp tác với các viện, trường và các nhà khoa học. Chúng tôi nhận thấy mình hoàn toàn phù hợp để nhận được sự hỗ trợ từ hai trong nhiều chương trình KH-CN QG trên, cụ thể là Chương trình đổi mới công nghệ QG đến năm 2020 và Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ”. 

Nguồn tin: Đại biểu nhân dân

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner