Sở hữu trí tuệ Thứ bảy, 20/04/2024 , 01:16 pm
Cập nhật : 16/11/2021 , 11:11(GMT +7)
Cao Bằng: Thạch đen - Thạch An được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Cao Bằng: Thạch đen - Thạch An được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Mới đây, UBND huyện Thạch An đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Cao Bằng tổ chức Lễ Công bố văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Thạch đen – Thạch An” cho các sản phẩm từ cây Thạch đen của huyện Thạch An.

Cây thạch đen còn có tên gọi là cây lương phấn thảo hay cây sương sáo. Đây là loại cây thân thảo thấp, chiều cao trung bình từ 40-60cm. Lá của nó có vị ngọt, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giúp hạ huyết áp, trị cảm mạo, đau khớp. Tính đến năm 2021, huyện Thạch An có 9/16 xã, thị trấn trồng cây thạch đen, diện tích khoảng 492ha, Tập trung nhiều nhất ở các xã: Quang Trọng, Đức Thông, Trọng Con, Minh Khai, Canh Tân,… nếu chăm sóc tốt thì năng suất cây thạch đen khô sẽ đạt 5 – 6 tấn cây thạch khô/ha, với giá trung bình từ 20.000 - 30.000 đồng/kg. Sản lượng ước đạt gần 2.000 tấn, giá trị kinh tế đạt khoảng 100 tỷ đồng.

Tuy nhiên, cây thạch đen của huyện lại chưa có thương hiệu hay bất kỳ nhãn hiệu nào. Việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu thông qua thương lái khiến giá cả bấp bênh. Mặt khác, người dân còn tự trồng, chăm sóc, chất lượng sản phẩm chưa cao.

Vì thế, để nâng cao danh tiếng, chất lượng, xây dựng thương hiệu, hình thành vùng sản xuất tập trung,... Từ tháng 7/2019 đến tháng 7/2021, UBND huyện Thạch An đã phối hợp với Trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh - Đại học Thái nguyên; Sở KH&CN tỉnh Cao bằng xây dựng dự án quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận thạch đen “Thạch An” cho các sản phẩm từ cây Thạch đen của huyện.

Phát biểu tại Lễ công bố, Tiến sĩ Tạ Quang Minh - Viện trưởng Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ (SHTT), ghi nhận và biểu dương những kết quả đã đạt được của nhóm thực dự án và sự phối kết hợp giữa Sở KHCN với các sở, ban, ngành về việc đăng ký văn bằng bảo hộ NHCN “Thạch đen – Thạch An”. Việc đăng ký NHCN là giải pháp quan trọng nhằm bảo tồn cây trồng bản địa, nâng cao giá trị, quảng bá sản phẩm, từ đó thay đổi nhận thức quản lý, trồng, chăm sóc, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm từ cây Thạch đen của huyện. Để đưa các sản phẩm từ cây Thạch đen của huyện trở thành cây chủ lực, tạo sinh kế bền vững cho người dân, duy trì cây đặc sản của địa phương. Đồng chí đề nghị các sở, ngành, huyện cùng nhau đồng hành, làm tốt công tác phổ biến tuyên truyền, hướng dẫn về ghiệp vụ quản lý, khai thác, phát triển đối với tài sản trí tuệ này và ứng dụng tiến bộ KHCN trong chỗi liên kết sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm hàng hóa theo định hướng chiến lược phát triển đề án nông nghiệp thông minh của tỉnh.

Thời gian tới, UBND huyện Thạch An sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo các xã, thị trấn, cơ quan chức năng cùng phối hợp tuyên truyền, kiểm soát, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Thạch đen - Thạch An”.

Ngoài ra, tăng cường thực hiện việc quy hoạch vùng sản xuất thạch đen tập trung, hỗ trợ người dân vay vốn phát triển sản xuất, hướng dẫn quy trình xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với nhãn hiệu chứng nhận “Thạch đen - Thạch An”...

 

Nguồn tin: Sở hữu trí tuệ & Sáng tạo

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner