Tiềm lực KH&CN Thứ sáu, 29/03/2024 , 03:54 am
Cập nhật : 29/09/2016 , 22:09(GMT +7)
Cần nhanh chóng xây dựng cơ chế cho dự án điện mặt trời
Ông Lê Vĩnh Sơn – chủ tịch VPSF. Ảnh: BT
Các văn bản quy định chiến lược và chính sách phát triển năng lượng tái tạo cũng được Chính phủ ban hành. Tuy nhiên, vẫn chưa có một chính sách cụ thể cho phát triển năng lượng mặt trời, đặc biệt là phát triển điện mặt trời nối lưới.

Khi những nguồn năng lượng không thể tái tạo ngày càng làm gia tăng mức độ ô nhiễm môi trường thì tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng sạch trở thành lựa chọn tối ưu. Đó là lý do mà Diễn đàn kinh tế tư nhân (VPSF) phối hợp với Trung tâm Tiết kiệm năng lượng (ECC) thuộc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) TP.HCM tổ chức phiên thảo luận tại Saigon Innovation Hub vào ngày 28/9/2016.

Nên đặt giá mua điện mặt trời nối lưới bao nhiêu cho hợp lý?

Hai chủ đề chính được đưa ra để các doanh nghiệp cho ý kiến trong phiên thảo luận lần này là việc phát triển điện mặt trời và phát triển thị trường ESCO. “Quốc hội đã ban hành Luật Điện lực và Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đồng thời Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành. Các văn bản quy định chiến lược và chính sách phát triển năng lượng tái tạo cũng được Chính phủ ban hành. Tuy nhiên, vẫn chưa có một chính sách cụ thể cho phát triển năng lượng mặt trời, đặc biệt là phát triển điện mặt trời nối lưới”, ông Lê Vĩnh Sơn – chủ tịch của VPSF nói.

Giá bán điện trong dự thảo chính sách điện mặt trời được Chính phủ đưa ra là 11.2 cent Mỹ/KWh liệu có hợp lý với doanh nghiệp chưa? Bà Trần Lê Thu Thảo, chủ tịch của Dona Group, cho biết "Qua quá trình nghiên cứu của công ty tôi thì với mức giá 11.2 cent/KWh nếu đầu tư vào điện mặt trời trong 2 tháng rưỡi thì tận 16 năm sau mới có thể có lãi. Chúng tôi không thể làm điện mặt trời với mức giá này vì 16 năm doanh nghiệp mới có lãi thì quá lâu. Tôi kiến nghị nâng mức bán điện lên 15 cent/KWh”. Trong khi đó, một số đại diện doanh nghiệp khác điển hình như công ty Mặt trời đỏ thì cho rằng với mức giá này họ có thể làm được điện mặt trời và có lãi trong vòng 10 năm.

Đối với vấn đề điện mặt trời mái nhà dùng trong hộ gia đình thì đại diện của công ty Vũ Phong cho biết "Hiện nay dù chưa có chính sách cụ thể của Chính phủ về điện mặt trời nhưng nhiều nhà dân đã tự lắp đặt hệ thống này. Đó có thể là vì người dân thấy được lợi ích thiết thực của nó, đồng thời họ cũng rất có ý thức trách nhiệm với môi trường. Tuy nhiên để mô hình này được nhân rộng thì nhà nước nên mua điện của các hộ gia đình với giá cao nhằm khuyến khích họ đầu tư vào mô hình này". Ông Nguyễn Ngọc Tiến – Giám đốc công ty TNHH Kỹ thuật và Thương mại Năng lượng xanh kiến nghị nên lắp đặt hai đồng hồ đo đối với các hộ gia đình lắp đặt hệ thống điện lưới mặt trời.

Đại diện doanh nghiệp phát biểu ý kiến. Ảnh: BT

Phát triển dự án triệu ngôi nhà xanh

Ông Huỳnh Kim Tước, trưởng phòng ECC, nói rằng việc biến điện mặt trời nối lưới trở thành dự án trọng điểm quốc gia là rất quan trọng vì có như vậy các doanh nghiệp mới có thể nhận được nguồn vốn ưu đãi từ nhà nước trong tình hình nguồn ngân sách của nước ta hiện nay không được dồi dào.

Cũng trong phiên thảo luận, ông Đặng Quốc Toản, Tổng Giám đốc công ty CP Năng lượng dầu khí Châu Á, bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến dự án một triệu ngôi nhà xanh. Ông nói “Không chỉ những nước giàu mới có thể làm nhà xanh, Việt Nam cũng hoàn toàn có thể. Đặc biệt, nhà xanh của Việt Nam lại càng thông minh hơn nữa khi có thể thực hiện các chức năng như sản xuất điện mặt trời, giữ nước mưa và trồng rau sạch”. Trong tình hình TP.HCM bị ngập úng nặng như hiện nay, thì việc giữ lại lượng nước mưa của nhà xanh là một giải pháp thông minh và tiết kiệm.

Đại diện các đơn vị, công ty chụp hình lưu niệm. Ảnh: BT

Hầu hết các doanh nghiệp đều nhất trí với ý kiến là nhà nước nên nhanh chóng đưa ra các cơ chế, chính sách về vấn đề điện mặt trời để doanh nghiệp dễ dàng xúc tiến công việc làm ăn. Vì việc thiếu một cơ chế rõ ràng là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư còn e dè trong việc đầu tư vào lĩnh vực này. Ông Phạm Tiến Dũng nói “Nhà nước hãy thí điểm dự án đi rồi để xem doanh nghiệp có làm được hay không? Vấn đề này đã bàn mãi, 2-3 năm rồi, các doanh nghiệp phải chờ đến bao giờ nữa?”

Hội Doanh nhân Trẻ Việt Nam là đơn vị tổ chức Diễn đàn kinh tế tư nhân đầu tiên tại Hà Nội. Tại đây, các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam sẽ có cơ hội nói về những khó khăn, thách thức, cũng như cơ hội mà giới doanh nghiệp tư nhân đã và đang phải đối mặt. Đây cũng là nơi kết nối giữa các doanh nghiệp và các bên liên quan, nhằm hướng tới sự phát triển chung cho khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam trong những năm sắp tới.

 

Nguồn tin: Khám phá

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner