Sở hữu trí tuệ Chủ nhật, 28/04/2024 , 01:23 pm
Cập nhật : 15/05/2022 , 14:05(GMT +7)
Cà Mau: Hỗ trợ các sản phẩm đặc thù gắn với bảo hộ sở hữu trí tuệ
Nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ hoạt động sở hữu trí tuệ, phát triển tài sản trí tuệ đã giúp Cà Mau phát triển các sản phẩm đặc thù, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Cà Mau đã tham mưu, phối hợp triển khai nhiều chương trình, dự án hỗ trợ các sản phẩm đặc sản, đặc thù của tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn trong việc xây dựng, bảo hộ và phát triển các đối tượng SHTT, điển hình gồm:

Công tác thông tin, tuyên truyền: đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến, triển khai Luật SHTT và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật SHTT thông qua nhiều hình thức: triển khai dự án tuyên truyền, phổ biến kiến thức về SHTT trên Đài phát thanh - Truyền hình Cà Mau xuyên suốt từ năm 2011 đến nay; tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn; công tác hướng dẫn, giải đáp pháp luật được thực hiện thường xuyên thông qua hình thức tư vấn trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân liên quan và thực hiện tuyên truyền qua các kênh thông tin như Trang thông tin điện tử của Sở; Chuyên mục KH&CN trên Báo Cà Mau... Thông qua các hoạt động tuyên truyền, tư vấn đã từng bước tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và ý thức cho các tổ chức, cá nhân về xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp trong sản xuất, kinh doanh. Cụ thể, giai đoạn 2011-2021, Cà Mau đã nộp đăng ký bảo hộ cho 32 đơn sáng chế, 4 đơn giải pháp hữu ích, 28 đơn kiểu dáng công nghiệp, 812 đơn nhãn hiệu; được Cục SHTT cấp 2 văn bằng sáng chế, 3 văn bằng giải pháp hữu ích, 17 văn bằng kiểu dáng công nghiệp và 571 văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

Công tác tham mưu, phối hợp xây dựng, ban hành các văn bản liên quan đến cơ chế, chính sách hỗ trợ hoạt động SHTT, phát triển tài sản trí tuệ: đã phối hợp, tham mưu các văn bản cụ thể hóa văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với tình hình thực tiễn hoạt động ở địa phương, đặc biệt là các văn bản hiện đang triển khai thực hiện như: Quyết định số 1979/QĐ-UBND ngày 19/10/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh năm 2021 và 3 Chương trình KH&CN giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 1362/QĐ-UBND ngày 19/7/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển các nhãn hiệu đã được bảo hộ trên địa bàn tỉnh Cà Mau; Quyết định số 3055/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2030.

Theo đó, Sở KH&CN Cà Mau đã hỗ trợ xây dựng 6 dự án nhãn hiệu tập thể: Cá khoai Cái Đôi Vàm - Cà Mau, Bồn bồn Cái Nước - Cà Mau, Chuối khô Trần Hợi, Bánh phồng tôm Mũi Cà Mau, Đũa đước Mũi Cà Mau; Than đước Mũi Cà Mau; hỗ trợ xây dựng 14 dự án nhãn hiệu chứng nhận: Gạo Tép hành - Cà Mau, Gạo Tài nguyên đục - Cà Mau, Gạo Một bụi lùn - Cà Mau, Lúa sạch Thới Bình, Chuối Xiêm sinh thái Cà Mau, Mực sông Đốc Cà Mau, Cá thòi lòi Đất Mũi - Cà Mau, Cá bớp Hòn Chuối - Cà Mau, Lúa sinh thái Cà Mau, Khô cá lóc - Cà Mau, Muối trắng Tân Thuận - Đầm Dơi, Mắm cá mào gà - Đầm Dơi, Bánh phồng tôm Hàng Vịnh - Cà Mau, Ba khía - Cà Mau; hỗ trợ xây dựng dự án chỉ dẫn địa lý cho 2 sản phẩm: xây dựng chỉ dẫn địa lý “Cà Mau” dùng cho sản phẩm tôm sú của tỉnh Cà Mau (đã được cấp giấy chứng nhận) và xây dựng chỉ dẫn địa lý “Cà Mau” dùng cho sản phẩm cua thương phẩm của tỉnh Cà Mau (Dự án hiện đang triển khai thực hiện).

Việc xây dựng và thực hiện các dự án thuộc Chương trình đã mang lại cho các doanh nghiệp giá trị kinh tế cao như: quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩm ra công chúng, phát triển và với việc đăng ký, xác lập và bảo hộ quyền SHTT đã từng bước xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm bảo hộ trên thị trường… giá trị sản phẩm tăng lên rõ rệt từ 20-50%, riêng sản phẩm  “Mật ong U Minh Hạ” từ khi đăng ký nhãn hiệu tập thể, giá bán mật ong đã tăng lên đến 200%.
 
Để được hỗ trợ tham gia Chương trình xây dựng bảo hộ và quản lý phát triển cho các sản phẩm đặc thù và đặc sản ở địa phương nêu trên, đối với việc đăng ký bảo hộ quyền SHTT, muốn sử dụng các nhãn hiệu chung, các tổ chức, cơ sở sản xuất các sản phẩm đặc thù, đặc sản địa phương có thể đăng ký tại UBND các huyện/thành phố để tổng hợp đăng ký về Sở KH&CN xét duyệt, hình thành nên các nhiệm vụ để thực hiện việc bảo hộ các sản phẩm đặc thù, đặc sản của tỉnh. Đối với 77 sản phẩm OCOP được tỉnh công nhận thời gian qua, Sở KH&CN đã thống kê có 14 sản phẩm sử dụng nhãn hiệu đã được Cục SHTT cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu (chủ yếu là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận). Hiện tại, Sở đã và đang thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh, trong đó có các cơ sở tham gia OCOP áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc và đăng ký bảo hộ quyền SHTT.
 
PV

 

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner