Phóng sự ảnh Thứ năm, 25/04/2024 , 01:36 pm
Cập nhật : 21/05/2018 , 08:05(GMT +7)
AI4LIFE 2018: Trí tuệ nhân tạo cho cuộc sống

Tại Hội nghị Trí tuệ nhân tạo AI4LIFE 2018 do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức từ ngày 9-11/5/2018, lần đầu tiên, hơn 40 diễn giả hàng đầu về trí tuệ nhân tạo (AI) tham dự và rât nhiều sản phẩm ứng dụng công nghệ AI đã được giới thiệu. Sự kiện được tổ chức nhân kỷ niệm Ngày KH&CN 18/5. 

Ngày 09/05, 12 bài giảng (tutorials) và các bài trình bày về học sâu (deep learning), phân tích dữ liệu lớn (big data analytics), xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) và trợ lý hội thoại (chatbots), vận trù học trí tuệ nhân tạo (AI operations research), công nghệ tài chính (fintech)… đã được các diễn giả giới thiệu. 

Hội nghị đã thu hút trên 450 người tham dự với hơn 40 diễn giả giàu kinh nghiệm về AI đến từ các doanh nghiệp, tập đoàn, các trường, viện, trung tâm nghiên cứu trong nước và quốc tế, trong đó trên 60% đến từ doanh nghiệp. Ảnh chụp ngày khai mạc, 10/5/2018. 

GS.TS. Nguyễn Hữu Đức - Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, trong số 140 chương trình đào tạo về công nghệ thông tin tại Việt Nam hiện nay, có 57 chương trình liên quan đến AI. Điều đó cho thấy lĩnh vực AI nhận được sự quan tâm của cộng đồng nhà khoa học trong nước và quốc tế. 

Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy khẳng định, Bộ KH&CN luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu trong việc hỗ trợ, thúc đẩy tìm các giải pháp hướng đến ứng dụng công nghệ nói chung và AI nói riêng trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, trực tiếp phục vụ phát triển sản xuất và phát triển kinh tế xã hội, đổi mới mô hình tăng trưởng, lấy KH&CN thực sự làm động lực phát triển kinh tế - xã hội theo chủ trương của Đảng, Chính phủ.

GS Hồ Tú Bảo (Viện trưởng Viện John von Neumann) cho rằng, phát triển trí tuệ nhân tạo phải chọn sát thực tế chứ không chỉ đơn thuần là yếu tố kỹ thuật. Ngoài GS Hồ Tú Bảo, Hội nghị còn có sự góp mặt của những tên tuổi quen thuộc như GS Nguyễn Thanh Thuỷ; TS Trần Hùng (CEO Got It); TS. Phạm Viết Thắng - Trung tâm Y tế Đại học VU (Hà Lan); TS. Kenneth Tran - Microsoft Research (Mỹ); GS. Nguyễn Kim Khoa - Đại học Québec (Canada); GS. Massimo Piccardi - Đại học Công nghệ Sydney (Úc); GS. Perry Stuart - Đại học Công nghệ Sydney (Úc);...

Tại Hội nghị, rất nhiều sản phẩm ứng dụng công nghệ AI đã được giới thiệu, nhiều sản phẩm gây ấn tượng đặc biệt bởi sự độc đáo và những ưu việt bất ngờ. 

Đây là thiết bị dịch từ tiếng thành chữ, từ chữ thành tiếng của VAIS (Vietnam Artificial Intelligent Systems - Hệ thống AI Việt Nam), một đơn vị phát triển hệ thống chuyển đổi văn bản thành âm thanh tự động, có thể kết hợp với một ứng dụng bên thứ ba nữa. 

Còn đây là Trợ lý ảo của Phòng thí nghiệm Atl. Hệ thống này có thể trả lời câu hỏi của người hỏi qua hình thức trò chuyện giống như một nhân viên thực sự. 

Đây là Robot Ohmni - robot trợ giúp của OhmniLabs -  startup robot thành lập vào tháng 8/2015 tại Thung lũng Silicon. Robot này cho phép người dùng kết nối với người thân qua video chat, với khả năng giúp đỡ người thân từ khoảng cách hàng nghìn kilomet. 

Module xử lý ảnh aVision ứng dụng trong y tế. 

Hệ thống ANPR giám sát biển số với nhiều tính năng ưu việt giúp nhận dạng biển số xe, đo tốc độ, đếm lưu lượng xe, theo dõi và bắt phương tiện đi ngược chiều, sai làn,… Hệ thống này còn giúp quản lý tập trung phân hệ trung tâm dữ liệu, lưu trữ và xử lý khác, ví dụ như việc sử dụng danh sách đen trong nền tảng quản lý dữ liệu biển số ANPR để bắt giữ các nghi phạm, trộm cắp xe ô tô, vi phạm giao thông trong xe,…

 

Quỳnh Chi


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner