Hoạt động KH&CN Thứ bảy, 20/04/2024 , 07:47 pm
Cập nhật : 22/04/2014 , 09:04(GMT +7)
70 nhà khoa học quốc tế họp bàn về hành tinh ngoài Trái đất tại Bình Định
Giáo sư Michel Mayor trao đổi với các nhà khoa học bên lề hội thảo. (Ảnh: Ly Kha/TTXVN)
Ngày 21/4, tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành - ICISE, thành phố Quy Nhơn (Bình Định), 70 nhà khoa học vật lý thiên văn đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã tham dự hội thảo Khoa học các hành tinh ngoài hệ Mặt Trời.

Hội thảo do Giáo sư vật lý thiên văn người Thụy Sỹ Michel Mayor chủ trì.

Hội thảo là chuỗi hoạt động khoa học trong khuôn khổ Gặp gỡ Việt Nam lần thứ 10 được Hội Gặp gỡ Việt Nam tại Pháp, do Giáo sư vật lý Trần Thanh Vân (Việt kiều Pháp) làm chủ tịch và là người sáng lập, tổ chức.

Trong vòng một tuần, từ 21-25/4, các nhà khoa học quốc tế sẽ tập trung thảo luận về những vấn đề được giới khoa học xem là câu hỏi cực kỳ cơ bản cách đây đã hàng ngàn năm. Đó là, liệu có sự sống khác ngoài trất hoặc ngoài hệ Mặt trời hiện nay hay không.

Khai mạc hội thảo, Giáo sư Michel Mayor, nói: “Tất cả chúng ta đều có câu hỏi là có phải trái đất là nơi có sự sống duy nhất trong vũ hay còn một hoặc nhiều thế giới khác, những nền văn minh khác tồn tại trong vũ trụ.” Chính câu hỏi này đã kích thích sự phát triển khoa học và niềm đam mê khoa học trên thế giới, nhất là khoa học thiên văn, vũ trụ.

Giáo sư Michel Mayor trình bày tại cảnh hội thảo. (Ảnh: Ly Kha/TTXVN)

Trong khuôn khổ hội thảo, các nhà khoa học tập trung cùng nghiên cứu, đánh giá, thảo luận về các vấn đề khoa học mới nhất trong ngành Vật lý thiên văn như: Ảnh hưởng của những thuộc tính thống kê quan sát được về mô hình cấu thành hành tinh; Thuộc tính thống kê về các ngoại hành tinh (hành tinh ngoài hệ Mặt Trời) quan sát được từ Trạm quan sát vũ trụ Kepler, khám phá và đo đạc từ đài quan sát thiên văn Keck; Những đo đạc chính xác về khối lượng các hành tinh; Tìm hiểu các thuộc tính của những ngoại hành tinh khối lượng nhỏ; Những quang phổ thu được từ thế hệ kính thiên văn quang học mới trong việc tìm kiếm hành tinh giống trái đất…

Bên cạnh đó, các vấn đề về những ý tưởng khoa học mới cũng như những yêu cầu phát triển thiết bị nghiên cứu khoa học thiên văn cũng được đặt vấn đề và cùng bàn thảo như: Sự phát triển trong tương lai của các thiết bị tìm kiếm hành tinh giống trái đất trong dải Ngân Hà; Những trạm thu mặt đất trong tương lai; Trạm nghiên cứu vũ trụ ở châu Nam Cực…

Giáo sư Michel Mayor là người đầu tiên trên thế giới tìm ra được hành tinh ngoài hệ Mặt Trời từ đài quan sát Keck.

Ông cũng là người đưa ra phương pháp tìm kiếm các ngoại hành tinh mà cho đến nay, loài người đã tìm thấy hơn 1.000 hành tinh; 1/4 hành tinh trong số đó do Michel Mayor tìm thấy được.

Khát vọng tri thức của loài người ra ngoài vũ trụ ngày càng đi xa hơn. Đến nay, con người đã phát hiện ra khoảng 100 tỷ ngôi sao trong dải Ngân hà, mà mỗi ngôi sao trung bình có 10 hành tinh hoạt động xung quanh.

Như vậy, dải Ngân Hà có đến hơn 1.000 tỷ hành tinh, nhưng chỉ có 12 hành tinh giống Trái Đất. Hành tinh duy nhất có dấu hiệu cho thấy từng có sự sống là Sao Hỏa hiện nay cũng không còn dấu hiệu của sự sống.

Các nhà khoa học hướng sự tìm kiếm hành tinh và sự sống ra ngoài Trái Đất và dải Ngân Hà. Các chứng cứ khoa học cho thấy có đến hàng tỷ dải Thiên hà khác vẫn đang tồn tại nhưng chưa có một sự sống hay nền văn minh nào khác loài người trong đó được tìm thấy.

Những hành tinh trong các dải Thiên hà cách Trái Đất đến hàng trăm, hàng ngàn năm tốc độ ánh sáng. Do đó, những hiểu biết mà loài người đang muốn hướng tới được đánh giá không chỉ giải quyết được các vấn đề khoa học mà cả những vấn đề về thần học và triết học.

Trong quá trình diễn ra hội thảo, Giáo sư Michel Mayor sẽ có buổi nói chuyện khoa học đại chúng với đông đảo các nhà khoa học, người yêu khoa học tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định vào ngày 24/4.

Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành - ICISE được khánh thành vào tháng 8/2013, là nơi tổ chức Gặp gỡ Việt Nam tại Pháp thường xuyên tổ chức các hoạt động công bố công trình, nghiên cứu khoa học.

Qua đó, vợ chồng Giáo sư Trần Thanh Vân và Giáo sư Lê Kim Ngọc mong muốn góp phần thúc đẩy nền khoa học cơ bản của Việt Nam phát triển.

Dịp khánh thành, ICISE đã là nơi hội tụ cùng lúc 5 nhà khoa học đoạt giải Nobel cùng Giáo sư Ngô Bảo Châu (giải Fields Toán học), Giáo sư Rolf Heuer), Tổng giám đốc Trung tâm nghiên cứu Hạt nhân châu Âu, cùng hơn 200 nhà khoa học vật lý hàng đầu thế giới./.

Nguồn tin: vietnamplus

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner