Nhằm góp phần đổi mới cơ chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ, tập hợp các kiến nghị và giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về KH&CN, Báo điện tử Đại biểu nhân dân phối hợp với Trung tâm NC&PT truyền thông KH&CN, Bộ KH&CN tổ chức giao lưu trực tuyến với bạn đọc về chủ đề “Đổi mới cơ chế chính sách - đột phá phát triển KH&CN”.
Với cương vị vừa là một giảng viên lại tham gia công tác nghiên cứu, ông Phùng Xuân Nhạ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Giám đốc ĐHQG Hà Nội chia sẻ, hiện nay Việt Nam đã có chính sách thu hút nhân tài cho ngành KH&CN nhưng nó chưa đủ hấp dẫn để thu hút và giữ chân nhiều người tài.
Luật KH&CN sửa đổi lần này sẽ đề cập đến 5 vấn đề mới mang tính đột phá cho hoạt động KH&CN, đó là đổi mới về phương thức đầu tư cho KH&CN; đổi mới phương thức xây dựng và tổ chức thực hiện các đề tài, dự án; đổi mới cơ chế tài chính; đổi mới chính sách đãi ngộ cho cán bộ KH&CN và đổi mới nhằm tạo nên môi trường thuận lợi cho các nhà khoa học yên tâm nghiên cứu.
Cuối tuần qua, tại Khu Công nghệ cao (CNC) TPHCM, Ban chủ nhiệm Chương trình Công nghệ công nghiệp và tự động hóa (CN-TĐH) thuộc Sở KH-CN TPHCM đã tổ chức hội thảo xây dựng nhiệm vụ khoa học cho chương trình trong năm 2014 (lĩnh vực công nghiệp, điều khiển giao thông, chống ngập…) nhằm tiếp thu ý kiến, đề xuất nhiệm vụ khoa học từ các đơn vị nghiên cứu; tìm kiếm giải pháp nâng cao khả năng nghiên cứu và ứng dụng KH-CN trong doanh nghiệp, đặc biệt là sử dụng có hiệu quả các nguồn quỹ.
Sau hơn 12 năm thực hiện, đặc biệt là khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO, bên cạnh việc hoàn thành sứ mệnh đạo luật khung, tạo nền tảng pháp lý tương đối thuận lợi cho các hoạt động khoa học phát triển thì Luật Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã bộc lộ không ít những bất cập không còn phù hợp, không còn đáp ứng được công tác quản lý Nhà nước về KH&CN trong giai đoạn hiện nay.
Dự thảo Luật KH-CN (sửa đổi) đã trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4 (Quốc hội khóa XIII) và dự kiến thông qua vào Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2013, Quốc Hội khóa VIII) sẽ tạo được nền tảng pháp lý nhằm giải quyết triệt để những bất cập, vướng mắc, cản trở sự phát triển của khoa học và công nghệ (KH-CN) trong thời gian qua.
Đây là nội dung chính tại buổi Hội thảo về cơ chế chính sách tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH&CN) do Bộ KH&CN phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương đã tổ chức ngày 26/4 tại Hà Nội.
Ngày 25-4, tại Đà Nẵng, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH-CN-MT) của Quốc hội đã họp phiên toàn thể lần thứ 5. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ nhiệm Ủy ban KH-CN-MT Phan Xuân Dũng tham dự và chủ trì phiên họp. Đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) do Thứ trưởng Nghiêm Vũ Khải làm trưởng đoàn cùng tham dự phiên họp.
Chiến lược phát triển KH và CN giai đoạn 2011 – 2020 ra đời nhằm tận dụng triệt để thời cơ, vượt qua những thách thức trong quá trình phát triển KT- XH của đất nước và hội nhập quốc tế.
Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 đặt mục tiêu sẽ giải quyết triệt để những tồn tại, bất cập trong nghiên cứu khoa học lâu nay
Chiều 11/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Dự thảo Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi). Trên cơ sở nghiên cứu ý kiến góp ý của các Đoàn Đại biểu Quốc hội và các chuyên gia, Dự thảo Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi) đã được tiếp thu, chỉnh sửa 5 vấn đề lớn.
Cải cách thể chế ở Việt Nam đã trở nên rất cấp bách và không thể trì hoãn khi kinh tế và xã hội đã rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng. Nếu không cải cách thể chế, Việt Nam sẽ không tận dụng được tiến bộ khoa học-công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình với mức thu nhập rất thấp. Thể chế là nguồn gốc dẫn đến quốc gia này phồn thịnh và quốc gia khác nghèo khổ.