Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Chính sách KH&CN Thứ bảy, 23/11/2024 , 08:43 am
Cập nhật : 18/06/2013 , 09:06(GMT +7)
Tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển KH&CN
Tổ chức KH&CN- đối tượng cần phát triển mạnh (ảnh: DH)
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động KH&CN của các tổ chức KH&CN nước ta vẫn còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và chưa thực sự đóng vai trò động lực, nền tảng cho phát triển. Đây là ý kiến của nhiều đại biểu tại Hội nghị tham vấn Luật KH&CN sửa đổi và Nghị định hướng dẫn thi hành được Bộ KH&CN tổ chức mới đây tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Phóng viên xin trích lược một số ý kiến của các đại biểu tham vấn tại Hội nghị

TS. Nguyễn Mạnh Hùng: Hiệu trưởng Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Tổ chức hoạt động KHCN ngoài công lập hiện nay còn nhiều yếu kém và hạn chế. Có thể nói tiềm lực KH&CN vẫn còn ở mức thấp so với khu vực và thế giới, chưa đáp ứng được đòi hỏi của nhu cầu phát triển. Tỷ lệ cán bộ KH&CN trên tổng số dân chưa cao so với các nước khác. Đặc biệt còn thiếu nhiều chuyên gia đầu ngành, việc đào tạo và đào tạo lại tiến hành chậm, nguy cơ hụt hẫng trong đội ngũ rất lớn, nhất là trong ngành mũi nhọn như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, cơ khí chế tạo máy. Việc xếp loại các cơ quan KH&CN còn lúc túng, việc sử dụng đội ngũ tri thức còn lãng phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị nghiên cứu khoa học còn thấp xa so với nhu cầu thực tiễn.

Cơ chế quản lý kinh tế chưa thực sự gắn kết các hoạt động KH&CN với kinh tế xã hội, tạo động lực thực sự và nguồn lực dồi dào cho hoạt động KH&CN phát triển. Mức đầu tư bình quân của các doanh nghiệp Việt Nam cho khoa học còn thấp, chưa vượt quá 0.25 % trong khi thỉ lệ này ở các nước công nghiệp hóa là 5 – 6 %, các nước phát triển là 10 %.

Cơ chế quản lý KH&CN chậm và vẫn chưa được đổi mới một cách căn bản, mặc dù tư tưởng đổi mới cơ chế quản lý KHCN đã xuất hiện từ rất sớm. Chưa có sự liên thông giữa cơ chế quản lý kinh tế và cơ chế quản lý KH&CN.

Như vậy, để tổ chức hoạt động KH&CN nói chung và tổ chức hoạt động KH&CN ngoài công lập nói riêng hoạt động tốt trong giai đoạn đổi mới hiện nay, cần đổi mới cơ chế quản lý KH&CN; Phát triển tiềm lực KH&CN; Xây dựng và phát triển thị trường KH&CN; và đẩy mạnh hội nhập quốc tế về KH&CN.

Ông Nguyễn Phương Vỹ: Phó Chủ tịch Hội Khoa học PTNT VN

Để phát triển KH&CN trong thời gian tới, Nhà nước cần có chính sách để nhanh chóng hình thành nhu cầu tự thân đủ mạnh của các doanh nghiệp trong việc phát huy vai trò của KH&CN. Coi doanh nghiệp và các đơn vị dịch vụ công là trung tâm của đổi mới ứng dụng và chuyển giao công nghệ là nguồn cầu quan trọng nhất của thị trường KH&CN. Thực tế trong thời gian vừa qua từ nhiệm vụ của mình, nhiều doanh nghiệp nhà nước và tư nhân đã hình thành các bộ phận nghiên cứu ứng dụng khoa học -  kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ vào kết quả sản xuát, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đơn vị.

Bên cạnh đó, Nhà nước có trách nhiệm đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển KH&CN. Có chính sách để các đơn vị tư nhân có đủ điều kiện hình thành các tổ chức nghiên cứu KH&CN như hình thành các trung tâm, hoặc viện nghiên cứu KH&CN tư nhân. Sớm có cơ chế chính sách để phát huy tài năng và tâm huyết của đội ngũ KH&CN, có chính sách phát triển, phát huy và trọng dụng đội ngũ cán bộ KH&CN.

Đặc biệt, chú ý hình thành đồng bộ đội ngũ cán bộ KH&CN có trình độ cao, tâm huyết, trung thực, tận tụy, nhất là các chuyên gia giỏi, có nhiều đóng góp. Tạo môi trường thuận lợi, điều kiện vật chất để cán bộ KH&CN phát triển bằng tài năng và hưởng lợi ích xứng đáng với giá trị lao động sáng tạo của mình.

Ông Huỳnh Tiến Đạt: Trường Đại học Bình Dương

Việc thành lập tổ chức KH&CN công lập phải có ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN theo phân cấp của Chính phủ nhằm tránh tình trạng tùy tiện thành lập tổ chức KH&CN của cơ quan có thẩm quyền khiến cho số lượng các tổ chức KH&CN thì đông, nhưng chất lượng của một số tổ chức KH&CN lại quá kém dẫn đến nhiều hệ lụy khác, chưa kể đến sự nhầm lẫn giữa bộ máy (quản lý) với tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển đã xảy ra, mà hiện nay không biết sẽ khắc phục ra sao.

Bên cạnh đó, cần ghi rõ theo phân cấp của Chính phủ cụ thể như thế nào để khỏi phải có văn bản hướng dẫn dưới Luật. Có thể cấp thẩm định là trên một cấp của cấp có thẩm quyền thành lập các tổ chức KH&CN.

PGS.TS Nguyễn Minh Châu: Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam

Dự thảo Luật KH&CN (sửa đổi) có nội dung quy định việc phân loại các tổ chức KH&CN và trách nhiệm của các tổ chức nghiên cứu và phát triển; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của các tổ chức nghiên cứu và phát triển ngoài công lập; sắp xếp lại một bước các tổ chức nghiên cứu và phát triển công lập và tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động của các tổ chức này theo hướng xoá bỏ bao cấp, từng bước thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở mức độ ngày càng cao; đơn giản hoá các điều kiện thành lập, lược giản các thủ tục hành chính trong việc thành lập, sáp nhập, giải thể, đăng ký hoạt động của các tổ chức nghiên cứu và phát triển. Đây cũng là một giải pháp có tác động tích cực, giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi phương thức hoạt động cuả các tổ chức nghiên cứu và phát triển theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Diệu Huyền (lược ghi)


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner