Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Chính sách KH&CN
Nâng bậc lương trước thời hạn, nâng lương vượt bậc cho các cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) đạt thành tích xuất sắc, mang lại lợi ích thiết thực cho đơn vị và xã hội; đảm bảo các điều kiện thuận lợi về phòng làm việc, trang thiết bị làm việc, phòng thí nghiệm; hỗ trợ chi phí công bố kết quả nghiên cứu KH&CN trên các tạp chí uy tín quốc tế, đăng ký quyền sở hữu trí tuệ công trình KH&CN;...
Chiều 17/10, tại trụ sở Bộ KH&CN ở Hà Nội đã diễn ra buổi lấy ý kiến đầu tiên cho Dự thảo Nghị định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN. Tham dự có đại diện của nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, và các sở KH&CN địa phương.
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định số 3948/QĐ-BGDĐT về việc cho phép Viện Chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ (NISTPASS) đào tạo chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ (KH&CN) trình độ tiến sĩ.
Trong khuôn khổ Hội thảo “Công nghệ sinh học Việt Nam: Hướng phát triển cho tương lai” diễn ra ngày 24/9 do Đại sứ quán Hoa Kỳ và Bộ NN-PTNT đồng tổ chức, PV NNVN đã có cuộc trao đổi ngắn với Tiến sĩ Paul PS Teng – Trưởng Văn phòng nghiên cứu sau đại học tại Viện Giáo dục quốc gia Singapore.
"Khi nền nông nghiệp đã khai thác đến mức tối đa tài nguyên đất, nước, sức lao động và muốn tăng trưởng ổn định, bền vững thì không có cách nào khác là phải đầu tư cho khoa học" - Đó là chia sẻ của TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn với Báo Hànộimới xung quanh bài toán phát triển "tam nông" (nông nghiệp, nông thôn, nông dân) Việt Nam thời gian tới.
Trước rất nhiều kiến nghị của doanh nghiệp cũng như Tổng cục Hải quan liên quan đến việc thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 9/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, kiểm soát việc nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị của doanh nghiệp, mới đây, Bộ KH&CN đã ban hành công văn số 3016/BKHCN-ĐTG để tháo gỡ vướng mắc.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực để thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp, nhưng việc vận hành các kênh tài chính có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để hỗ trợ cho hoạt động này ở các doanh nghiệp của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia được coi là một trong những giải pháp khai thông bất cập này.
Những nội dung được chia sẻ tại cuộc Hội thảo Kinh nghiệm của Hàn Quốc về Đánh giá và Đổi mới Công nghệ là một cơ hội để các nhà lập pháp và quản lý nghiên cứu cải thiện quy trình dự báo, hoạch định, thực hiện, và đánh giá các hoạt động KH&CN của Việt Nam. Dưới đây là bài viết của phóng viên Tia Sáng, trên cơ sở nội dung trình bày của TS. Byoungsoo Kim, Trưởng Ban chiến lược và Hợp tác Quốc tế viện KISTEP của Hàn Quốc.
Phát triển và thu hút nhân lực KH&CN trình độ cao phải đi đôi với việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực đó, nếu không sẽ là một lãng phí vô cùng lớn cả về mặt tài chính, con người cũng như các nguồn lực xã hội khác.
Với giới KH&CN nói chung, đội ngũ cán bộ quản lý KH&CN nói riêng hầu như tất cả các ý tưởng chỉ đạo, các bài giảng và tâm huyết của Giáo sư đối với công tác quản lý KH&CN nước nhà vẫn còn nguyên giá trị.
Việc các nhà khoa học tham gia xây dựng chính sách khoa học và công nghệ (KH&CN) là rất có ý nghĩa. Điều này thể hiện ở chỗ: với tư cách là những người nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học đảm bảo cho chính sách có các căn cứ khoa học; với tư cách là những người thực thi chính sách sau này, sự tham gia của các nhà khoa học có khả năng làm cho văn bản chính sách có tầm nhìn xa hơn, bao quát hơn, việc thực thi sau này được dễ dàng hơn.
Ngày 12/9, Bộ KH&CN đã tổ chức Hội nghị góp ý Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật KH&CN dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ KH&CN Nghiêm Vũ Khải. Tham dự Hội nghị có đại diện của các bộ/ngành và đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ KH&CN.
 

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner