Với sáng chế máy ép cọc thủy lực thông minh, ông Nguyễn Văn Sáu, sinh năm 1956, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Lợi đã giành giải nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bắc Giang lần thứ IV, năm 2011.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Quân cho biết, hiện nay, chúng ta chưa có chính sách hữu hiệu sử dụng và trọng dụng cán bộ KH&CN, đặc biệt là cán bộ trẻ tài năng và tiềm năng, nhà khoa học đầu ngành trong nước và trí thức người Việt Nam ở nước ngoài, vì vậy chưa phát huy được tiềm năng trí tuệ của đội ngũ KH&CN.
Nếu chỉ phát triển kinh tế - xã hội dựa trên những thế mạnh của địa phương như đất, du lịch, tài nguyên thiên nhiên,… thì thực sự rất khó khăn, tài nguyên cũng sẽ dần cạn kiệt. Nhưng nếu chú trọng đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ (KH&CN), Hà Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng cao hơn nữa và giải quyết được nhiều vấn đề như ô nhiễm môi trường, thiếu vốn,...
Ðất "Chín Rồng" luôn ẩn chứa những bất ngờ. Từ thời khẩn hoang đào kênh, lập ấp, từ vùng Ðồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, U Minh, Miệt Thứ... đến giờ khi đã trở thành vựa lúa của cả nước, dẫu có thêm nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, nhưng chỉ vào ra với công lúa, vuông tôm, trái đậu trên đầu, cá bơi dưới nước mà người nông dân xứ này đã nghĩ ra bao điều lạ...
“Sắp tới Đà Nẵng sẽ ưu tiên cấp nhà cho đối tượng làm khoa học về Đà Nẵng công tác tại khu công nghệ cao”, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đã khẳng định như trên tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Quân về chiến lược phát triển KH-CN tại Đà Nẵng mới đây.
Từ một công nhân ngành cơ khí xây dựng, 30 năm qua, Anh hùng Lao động Hoàng Đức Thảo đã không ngừng nỗ lực học tập, phấn đấu để trở thành một nhà quản lý giỏi, nhà khoa học đi tiên phong trong sáng tạo và đổi mới công nghệ.
Đề án khoa học xã hội cấp Nhà nước “Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ” hoàn thành đã góp phần xây dựng cơ sở khoa học và khẳng định cơ sở pháp lý chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam ở vùng đất Nam Bộ. Đây cũng là sự kiện duy nhất thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn được bầu chọn tại mười sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2011.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã ký ban hành Quyết định số 27/QĐ-TTg, ngày 05/01 phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015.
Năm 2011 là một năm đầy ý nghĩa với giáo sư Hoàng Tụy khi ông vinh dự được nhận giải thưởng Constantin Caratheodory, giải thưởng dành cho người xuất sắc có cống hiến căn bản cho lý thuyết, lập trình và ứng dụng trong lĩnh vực tối ưu toàn cục.
Năm 2011 ghi nhận nhiều bước tiến của công nghệ quân sự, điển hình là công nghệ ngụy trang, điều khiển học, tin học và tăng cường hỏa lực cho vũ khí, trang bị.
Được đánh giá là dự án có mức đầu tư lớn nhất trong vòng 50 năm qua của ngành KHCN, dự án “Thiết kế và chế tạo chip, thẻ, đầu đọc RFID và xây dựng hệ thống ứng dụng” do Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo thiết kế mạch (ICDREC) làm chủ nhiệm đề tài, được Bộ KH-CN phê duyệt đầu tư và ủy quyền cho ĐH Quốc gia TPHCM làm chủ đầu tư với tổng kinh phí 145,756 tỷ đồng hứa hẹn sẽ mở ra cơ hội cho chúng ta tiếp cận, tiến đến hình thành nền công nghiệp vi mạch Việt Nam.